Ngôi chùa "khủng" và xây nhanh hiếm thấy tại Quỳnh Phụ - Thái Bình
Chùa Phúc An (hay còn gọi là chùa An Ký) được xây dựng tại làng An Ký, xã Quỳnh Minh (Quỳnh Phụ, Thái Bình) thời gian qua đã thu hút sự chú ý của dư luận trong và ngoài tỉnh bởi kinh phí xây dựng lên đến hàng trăm tỷ đồng và độ hoành tráng của nó.
Tin liên quan
Công trình này bề thế đứng sừng sững tráng lệ giữa một vùng quê nghèo dù trong quá khứ, nơi đây chưa bao giờ có ngôi chùa nào lớn như vậy.
Hoành tráng hiếm thấy
Thời gian gần đây, vùng quê lúa Quỳnh Phụ (Thái Bình) xôn xao về công trình quần thể đền chùa được xây dựng hoành tráng ở xã Quỳnh Minh tốn kém hàng trăm tỷ đồng. Theo tìm hiểu, đây là quần thể chùa Phúc An (hay còn gọi là chùa An Ký) kể từ khi khởi công xây dựng đến lúc đưa vào hoạt động chỉ trong vòng thời gian 1 năm nhưng mức độ hoành tráng hiếm thấy trong vùng khiến người dân địa phương kinh ngạc.
Từ trung tâm huyện Quỳnh Phụ, chỉ về phía chùa ở Quỳnh Minh, khi được hỏi ai ai cũng biết đó là ngôi chùa ở ngay làng quê một quan chức tỉnh Thái Bình. Đến gần, quần thể này xuất hiện một tòa bảo tháp xây cao hơn 10 tầng, phía trong là đền và chùa tọa lạc ở giữa, với nhiều dãy nhà lớn, đứng lừng lững; trong khuôn viên chùa là bốn phía hành lang được xếp kín bằng hàng trăm tượng La Hán được tạc bằng đá trắng. “Để xây dựng một công trình hoành tráng như vậy phải mất cả trăm tỷ chứ mấy chục tỷ sao xây được” - một người dân địa phương cho biết.
Ông Nguyễn Thế Dân, Trưởng ban Khánh tiết, được giao phụ trách trông coi xây dựng chùa cho biết, tích pháp của chùa không phải nằm ở địa điểm chùa mới mà theo các cụ xưa truyền lại thì chùa nằm tại khu vực trường tiểu học của xã, cách đó khoảng 50m phía đối diện trục đường chính.
Ông Dân cho hay, vào thời điểm năm 2011, theo nguyện vọng của bà con cũng muốn cung tiến, công đức để xây dựng một ngôi chùa. Đến năm 2012 bắt đầu kêu gọi công đức, cung tiến. Và công trình bắt đầu xây dựng từ ngày 24/11/2015 đến 12/12/2016 thì tổ chức khánh thành và đi vào hoạt động.
“Nguồn kinh phí xây chùa xuất phát từ nhiều nguồn cung tiến khác nhau, người dân ai có của thì góp của, ai có công thì góp công. Việc công đức để xây dựng thì có rất nhiều đơn vị, tuy nhiên đơn vị đứng ra chủ trì ở đây là Công ty TNHH Lâm Linh từ TP Thái Bình về làm, Công ty này cũng là đơn vị đứng ra kêu gọi đầu tư.” - ông Dân nói.
Ông Dân cho biết thêm, tổng số tiền kêu gọi, công đức để xây dựng Ban cũng không nắm được chi tiết, mà chỉ nắm được tổng kinh phí xây dựng theo phía Công ty Lâm Linh cho biết để ghi vào báo cáo là khoảng 33 tỷ đồng.
Xã hội hóa tự nguyện…?
Trao đổi với phóng viên, ông Lương Khánh Nhịnh - Chủ tịch UBND xã Quỳnh Minh cho biết: “Cụm Đền Trần - chùa Phúc An được khởi công xây dựng từ đầu năm 2014 trên diện tích khoảng 9.000 m2 thuộc đất thôn An Ký Tây. Trong đó có Đền Trần là di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh được tu bổ trên diện tích khoảng 3.000m2. Việc xây dựng tu bổ quần thể này thuộc thẩm quyền của tỉnh, nên xã chỉ tiến hành GPMB sau khi được tỉnh giao đất. Về kinh phí xây dựng thì xã cũng không chỉ đạo cho các thôn thu mà do các đoàn thể, doanh nghiệp đến ủng hộ, công đức. Về danh sách ủng hộ xây dựng cụ thể thì xã cũng không nắm được, mọi giấy tờ văn bản xã không lưu mà giao cho ông Dân, Trưởng ban Khánh tiết của chùa quản lý”.
Để làm rõ những nội dung liên quan đến việc lập hồ sơ đề xuất tu bổ, xây dựng quần thể công trình này có được cấp phép hay không, phóng viên đã liên hệ với Ban Tôn giáo tỉnh, Sở Xây dựng, UBND huyện Quỳnh Phụ. Tuy nhiên không nhận được câu trả lời với lý do chờ xin ý kiến ở trên. Thiết nghĩ một công trình có quy mô đầu tư lớn như vậy, được xây dựng từ năm 2014 đến nay, tại sao các cơ quan liên quan và chính quyền địa phương vẫn phải xin ý kiến trên mới trả lời, đây là điều “khá lạ”?
Theo tìm hiểu, ngày 23/3/2016, UBND tỉnh Thái Bình mới ra Văn bản số 826/UBND-NNTNMT đồng ý giao đất mở rộng khuôn viên chùa An Ký và yêu cầu các sở, ban ngành lập chủ trương và Sở Xây dựng lập quy hoạch địa điểm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt…
Cũng phải nói thêm rằng, đơn vị đứng ra xây dựng và kêu gọi đầu tư theo như lời của ông Dân, Trưởng ban khánh tiết, là Công ty TNHH Lâm Linh có địa chỉ tại tổ 21, đường Nắn Cải Cầu Bo, phường Hoàng Diệu (TP Thái Bình) thì hiện Công ty này đang được tỉnh Thái Bình giao cho triển khai hàng loạt dự án lớn tại tỉnh Thái Bình, trong đó phải kể đến: Dự án Công viên Kỳ Bá; Dự án xây dựng công trình Hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư, khu dân cư và các công trình công cộng tại tổ 40, phường Hoàng Diệu (TP.Thái Bình); Dự án Quảng trường Thái Bình xây dựng tượng đài '"Bác Hồ với nông dân", công trình hạ tầng quảng trường…
Đáng chú ý, một đơn vị được giao với nhiều công trình lớn trọng điểm của tỉnh Thái Bình như vậy nhưng khi tra cứu trên Google thì hoàn toàn không có nhiều thông tin về đơn vị này, không có địa chỉ trang Web giới thiệu công ty, chỉ vỏn vẹn vài dòng thông tin tuyển dụng và địa chỉ công ty này. Chúng tôi sẽ đề cập riêng vấn đề này trong những bài tiếp theo.
Trở lại công trình chùa Phúc An được xây dựng “khủng” tại làng An Ký, xã Quỳnh Minh, huyện Quỳnh Phụ, dư luận đặt câu hỏi, ở địa phương khi người dân vẫn còn nghèo như Quỳnh Minh, thì việc xây dựng một ngôi chùa hoành tráng có quy mô hàng trăm tỷ đồng liệu rằng có hợp lý?. Hơn nữa, việc đóng góp gọi là “xã hội hóa” từ một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình có thực sự là “tự nguyện” trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế cũng như địa phương.
Công trình chùa Phúc An có được duyệt và cấp phép theo đúng các quy định của pháp luật không, những tập thể, cá nhân, doanh nghiệp nào có nhiều đóng góp, công đức? Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc trong các bài viết sau.
Đối với các cơ sở tôn giáo hoặc cơ sở tín ngưỡng được công nhận là di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng trên địa bàn tỉnh, khi xây dựng, hoặc trùng tu tôn tạo ngoài việc tuân thủ các quy định của pháp luật về xây dựng còn phải tuân thủ Luật Di sản văn hóa và phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền thuộc ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Việc bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải bảo đảm các yêu cầu: Giữ gìn tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích; Lập quy hoạch, dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ trường hợp sửa chữa nhỏ không ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích. Đối với di tích cấp tỉnh, phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch cấp tỉnh (Điều 34, khoản 1, điểm a, b Luật Di sản văn hóa sửa đổi 2009). Theo Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ về thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ VH-TT&DL hướng dẫn thực hiện Nghị định 70 thì Hồ sơ dự án tu bổ di tích cần thực hiện qua 3 bước: Thỏa thuận, phê duyệt chủ trương; thẩm định, phê duyệt hồ sơ dự án và thỏa thuận, phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi. Trước khi thi công, chủ đầu tư các dự án phải xin ý kiến cộng đồng, chỉ khi nào cộng đồng ủng hộ thì dự án mới được triển khai. Đặc biệt, người đảm nhận vị trí chủ chốt trong quá trình thi công, tu bổ di tích bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề do các đơn vị chuyên môn đào tạo, chứng nhận. |
Theo Congly.vn
Tin khác
-
Gom hạnh phúc ngập tràn với quà tặng tốt cho sức khỏe đón TẾT 2025 của các nhãn hàng đồ uống TH
-
Hà Nội: Phát hiện hàng chục tấn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc
-
Doanh nghiệp ngành dệt công bố thưởng tết, bình quân đạt hơn 18 triệu đồng/người
-
Giá xăng tăng nhẹ từ 15h chiều nay
-
Ngành điều lập kỷ lục mới, cơ hội để bứt tốc trong năm 2025
-
Nghệ An: Chủ tịch xã bị bắt vì mang 34 bánh heroin
Cuộc thi 'Tôi Khỏe Đẹp Hơn' tiếp tục truyền cảm hứng sống vể lối sống năng động lành mạnh
(THPL) - Cuộc thi “Tôi khỏe đẹp hơn” lần thứ 3 đã kết thúc thành công tốt đẹp với buổi lễ vinh danh những gương mặt truyền cảm hứng...09/01/2025 20:27:21Ngành tôm thu về gần 4 tỷ USD trong năm 2024
(THPL) - Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024 đạt 10 tỷ USD, trong...09/01/2025 14:42:10Lan toả niềm vui Tết qua chương trình “63 gắn kết – 1 Tết sum vầy”
(THPL) - Chiều 8/1, tại TP Tuy Hòa (Phú Yên), Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh đoàn Phú Yên, Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước...09/01/2025 14:24:28Đón Xuân 2025, Sacombank trao ‘tỷ lộc may’ tri ân khách hàng
(THPL) - Trước thềm Xuân mới 2025, Sacombank triển khai chương trình khuyến mại “Xuân Ất Tỵ - Tỷ Lộc May” trên toàn quốc cùng nhiều quà...09/01/2025 14:24:08
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc “đỉnh của chóp”
(THPL) - Ngay sau màn ra mắt ấn tượng khu phố thương mại đầu tiên tại Móng Cái (Quảng Ninh) vào ngày 24/12, Vinhomes Golden Avenue tiếp tục chơi lớn khi chiêu đãi cư dân và du khách một gala âm nhạc “đỉnh của chóp” vào ngày 28/12 tới với sự góp mặt của dàn nghệ sĩ đình đám. Đặc biệt, dịp này khách hàng đặt cọc nhà phố tại dự án sẽ có cơ hội vàng rinh về chiếc VF 9 Plus đẳng cấp trị giá hơn 2 tỷ đồng. - Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
- LPBank: Đổi mới, sáng tạo cùng cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống - Data for...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024
(THPL) - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng duy nhất được vinh danh Top 10 Sao Vàng Đất Việt năm 2024 trong khuôn khổ Lễ trao giải thưởng do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam và Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam phối hợp tổ chức. - ROX Key Holdings được trao giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2024
- Cường Thành E&C và Bạch Đằng tạo dấu ấn tại Triển lãm Quốc phòng 2024
- Sao Thái Dương vinh dự được trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia năm...
- Thi Công Vách ngăn vệ sinh, vách ngăn panel chất lượng
- furniture grade plywood features and benefits
- Tranh vinh quy bái tổ bằng đồng