13:12 ngày 23/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Ngành nông nghiệp xuất siêu 1,7 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm

19:57 31/03/2023

(THPL) - Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cán cân thương mại nông lâm thủy sản quý I/2023 nghiêng về xuất siêu 1,7 tỷ USD.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), quý I/2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 20,6 tỷ USD, giảm 11% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 11,19 tỷ USD, giảm 14%; nhập khẩu khoảng 9,44 tỷ USD, giảm 7%. Như vậy, cán cân thương mại nông lâm thủy sản quý I/2023 nghiêng về xuất siêu 1,7 tỷ USD, giảm 40% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo thống kê, trong quý I/2023, xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt hơn 5,7 tỷ USD, tăng 4% so với quý I/2022; lâm sản đạt 3,1 tỷ USD, tăng giảm 28%; thủy sản đạt 1,8 tỷ USD, giảm 29%; chăn nuôi đạt 115 triệu USD, tăng 47%; đầu vào sản xuất trên 458 triệu USD, giảm 27%.

Về thị trường, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất, đạt 2,4 tỷ USD, chiếm 21,5% thị phần; đứng thứ hai là thị trường Mỹ với khoảng 2 tỷ USD, chiếm 18,2% thị phần; thứ ba là thị trường Nhật Bản trên 936 triệu USD, chiếm 8,4% và thứ 4 là thị trường Hàn Quốc với 528 USD, chiếm 4,7%.

Ngành nông nghiệp xuất siêu 1,7 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm. Ảnh minh hoạ

Liên quan đến kim ngạch xuất khẩu giảm, Bộ NN&PTNT lý giải do kinh tế toàn cầu năm 2023 dự báo tăng trưởng chậm lại, cùng với ảnh hưởng từ xung đột quân sự Nga – Ukraine đã đẩy lạm phát gia tăng, làm giảm nhu cầu tiêu dùng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa. Thêm vào đó, khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, nhiều nước tái xuất khẩu nông sản và tăng cung trên thị trường; trong khi ở trong nước, nhiều doanh nghiệp chưa ký được đơn hàng xuất khẩu mới năm 2023.

Tại thị trường trong nước, giá cả một số mặt hàng giảm nhẹ như lúa, cà phê, chè, hạt tiêu, trái cây, heo hơi, gà... do sang tháng 3, nhu cầu tiêu dùng lương thực thực phẩm thấp hơn so với tháng Tết nguyên đán. Đồng thời, giá nguyên liệu vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản biến động nhanh, ảnh hưởng đến điều tiết, quản trị sản xuất kinh doanh và tác động đến thu nhập của nông dân.

Cũng liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của ngành nông nghiệp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ NN&PTNT xác định năm 2023 sẽ là một năm còn nhiều khó khăn: Lãi suất ngân hàng cao, room ngân hàng hạn chế, sức tiêu thụ của thị trường giảm, giá nguyên liệu đầu vào tăng… Do đó, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh phải coi đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo các giải pháp và tiếp tục đổi mới, mở rộng tư duy, hành động nhanh, kết quả thật để khai thông thị trường là nhiệm vụ ưu tiên.

Theo Thứ trưởng Tiến, hiện nay, hạ tầng nông nghiệp, hệ thống logistics còn yếu kém nên việc giải ngân đầu tư công là yếu tố quan trọng để đưa sản xuất nông nghiệp sang nền kinh tế nông nghiệp. Do đó, cần tập trung hạn chế tối đa thủ tục hành chính, có các kế hoạch, mô hình sản xuất sáng tạo, phù hợp. “Tổ chức sản xuất cần gắn với rải vụ để giảm giá thành sản xuất, đảm bảo nguồn cung nguyên liệu. Khoa học công nghệ gắn với đổi mới sáng tạo là động lực để thay đổi bộ mặt sản xuất của ngành”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Bên cạnh đó, theo lãnh đạo Bộ NN&PTNT, ngành cũng cần huy động tất cả nguồn lực vào phát triển nông nghiệp, tạo thuận lợi cho bà con nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái.

Về mở rộng thị trường, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến lưu ý, cần xem xét thị trường nào tiềm năng để tập trung ưu tiên mở cửa, thông qua các tham tán nông nghiệp, các đại sứ, tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi thăm cơ sở sản xuất, học hỏi kinh nghiệm nước ngoài. “Trong quý II/2023, mục tiêu tăng trưởng giá trị gia tăng toàn ngành phấn đấu đạt 2,9 - 3,0% với tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt khoảng 14 tỷ USD”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nêu mục tiêu.

Tuấn Linh (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu