Những nhóm ngành được kỳ vọng "đột phá" trong năm 2023
(THPL) - Rất nhiều doanh nghiệp đang đặt niềm tin vào sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Việt Nam trong năm 2023. Trong đó, một số ngành được kỳ vọng sẽ có sự đột phá lớn như Viễn thông - Công nghệ thông tin; Du lịch - Giải trí và Vận tải - Logistics.
Tin liên quan
- F24 Vietnam - Hệ sinh thái kết nối người dùng - Thợ/Đội thợ - Nhà cung ứng
Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024: Cộng hưởng, kết nối, đánh thức tinh thần sáng tạo
Việt Nam thu hút hơn 27 tỷ USD vốn FDI trong 10 tháng
Tập đoàn Hoàng Quân tổ chức sự kiện nhà ở xã hội “Vì 1 triệu mái ấm gia đình Việt”
Hội Doanh nhân nữ tỉnh Thái Bình tạo việc làm cho trên 10.000 lao động
» Doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ xanh vào ngành công nghiệp ô tô
» Bộ Công thương: Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
» Đào tạo các ngành công nghệ - kỹ thuật trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
Theo thống kê GDP thực tế quý III năm 2022 của Việt Nam tăng 13,7% so với cùng kỳ năm ngoái và dự báo có khả năng đạt mức đỉnh tăng trưởng trong thời gian tới, một phần do sự nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội và việc mở cửa lại biên giới. Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, các tác động này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và tăng trưởng GDP sẽ nhanh chóng vượt qua đỉnh điểm.
Với chính sách tiền tệ thắt chặt trong nước và nhu cầu toàn cầu có xu hướng giảm dần, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ chậm dần đều vào năm 2023. Trong khảo sát các chuyên gia của Vietnam Report tháng 11/2022 cũng cho thấy kỳ vọng GDP sẽ tăng 7,5% vào năm 2022, tăng 0,2 điểm phần trăm so với dự báo của tháng trước và 6,4% vào năm 2023.
Khảo sát các doanh nghiệp VNR500 tháng 11/2022 cho thấy, phần lớn doanh nghiệp đều lạc quan về triển vọng kinh doanh của mình trong năm 2023 so với 2022, có đến 40,3% số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết triển vọng khả quan hơn một chút và 26,0% cho biết khả quan hơn rất nhiều. Các doanh nghiệp cũng đặt niềm tin lớn vào sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Việt Nam trong năm 2023 với 35,1% số doanh nghiệp có niềm tin rõ rệt vào sự phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam trong năm 2023.
Nhiều chuyên gia kinh tế trong các tổ chức quốc tế uy tín như Fitch, EIU cũng cho rằng việc tiếp tục mở rộng lĩnh vực sản xuất theo định hướng xuất khẩu sẽ tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế vào năm 2023, nhưng sự suy thoái tại các thị trường điểm đến chính sẽ hạn chế tốc độ mở rộng nền kinh tế, ngay cả khi Việt Nam tiếp tục gia tăng tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu.
Một số ngành kinh tế được dự báo có tiềm năng tăng trưởng đột phá trong năm 2023 bao gồm: Viễn thông - Công nghệ thông tin; Du lịch - Giải trí; và Vận tải - Logistics.
Ngược lại, các ngành phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu như Thủy sản và Dệt may, da giầy có triển vọng tăng trưởng kém hơn.
Ngành bất động sản - xây dựng vốn chịu nhiều khó khăn từ đại dịch và chính sách siết tín dụng được dự báo sẽ tiếp tục trầm lắng.
Đứng trước bối cảnh này, các doanh nghiệp đang tỏ ra rất thận trọng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh ngắn và trung hạn. Khảo sát của Vietnam Report cho thấy, phần lớn doanh nghiệp tập trung vào các chiến lược truyền thống như: Đầu tư phát triển nguồn nhân lực; Tăng cường phát triển văn hóa doanh nghiệp; Tăng cường hoạt động kinh doanh cốt lõi; và Cải thiện cơ cấu chi phí. Kinh nghiệm rút ra từ quá trình ứng phó với đại dịch cũng như các bất ổn kinh tế thế giới thời gian gần đây cũng khiến cộng đồng doanh nghiệp đầu tư vào Cải thiện kế hoạch quản lý rủi ro, đảm bảo kinh doanh liên tục (94,5%); Chuyển đổi, linh hoạt với chuỗi cung ứng (89,2%).
Bên cạnh đó, chiến lược giảm thiểu carbon cũng được chú trọng với tỷ lệ doanh nghiệp dự kiến áp dụng tăng từ 17,0% trong 12 tháng tới lên mức 23,4% trong 36 tháng tới. Cần lưu ý rằng, chi phí đầu tư cho phát triển bền vững trong năm 2021 đã gia tăng tại 56,9% số doanh nghiệp, và có xu hướng tiếp tục mở rộng trong thời gian tới.
Chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp như trên đang phần nào cho thấy nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp đối với các vấn đề chung của toàn xã hội đã được cải thiện rất đáng kể. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, các khung pháp lý liên quan đến phát triển bền vững tại Việt Nam vẫn chưa được nhất quán và rõ ràng. Vì vậy, trong thời gian tới rất cần sự bổ sung hỗ trợ của Chính phủ để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp thực thi và hành động.
Lâm Tới
Tin khác
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm đạt trên 7%
-
VietinBank lần thứ 8 liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam
-
“Gắn kết hôm nay, nhận quà liền tay” cùng VietinBank
-
Top 10 xe bán chạy tháng 10/2024: Mitsubishi Xpander giữ ngôi vương
-
Học sinh Hà Nam và niềm vui khi đón nhận hàng trăm suất học bổng vượt khó từ Tân Hiệp Phát
-
F24 Vietnam - Hệ sinh thái kết nối người dùng - Thợ/Đội thợ - Nhà cung ứng
Xu hướng tiêu dùng đối với sản phẩm gỗ và mỹ nghệ xuất khẩu
(THPL) - Theo nghiên cứu về hành vi và tâm lý giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp (B2B) trên sàn thương mại điện tử, những mặt hàng...12/11/2024 15:20:22Vietjet SkyJoy được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024, tôn vinh sự đổi mới sáng tạo trong trải nghiệm Hội viên
(THPL) - Kiên trì theo đuổi những giải pháp sáng tạo nhất trong lĩnh vực công nghệ số, chương trình Khách hàng thân thiết Vietjet SkyJoy được...12/11/2024 14:33:00Thịnh hành sản phẩm len móc handmade
(THPL) - Thời gian gần đây, các sản phẩm được đan móc thủ công từ len như móc khóa, các loại con thú, búp bê, túi xách, kẹp tóc, hoa, mũ, áo…...12/11/2024 20:02:47Tận dụng thương mại điện tử để xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Mỹ
(THPL) - Với những ưu điểm của thương mại điện tử (TMĐT), nhiều doanh nghiệp đã ngày càng quan tâm hơn tới việc sử dụng phương thức...12/11/2024 11:10:18
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
(THPL) - Ngày 04/11, tại TP. Thanh Hóa, Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) tổ chức Lễ khai trương hoạt động Chi nhánh BIC Thanh Hóa. Đây là đơn vị thành viên thứ 36 của BIC, chính thức hoạt động từ ngày 01/11/2024. - Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
- Cận cảnh Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia sẽ hoàn thành vào tháng...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Tập đoàn BRG tiếp tục được vinh danh “Thương hiệu Quốc gia Việt Nam”
(THPL) - Trong khuôn khổ Lễ công bố Thương hiệu Quốc gia 2024, Tập đoàn BRG đã có lần thứ ba liên tiếp vinh dự nhận danh hiệu “Thương Hiệu Quốc Gia Việt Nam” cho hai thương hiệu Đầu tư & Quản lý sân gôn (BRG Golf) và Đầu tư & Quản lý khách sạn (BRG Hotels), ghi nhận nỗ lực không ngừng của một tập đoàn kinh tế, dịch vụ tư nhân đa ngành hàng đầu Việt Nam trong việc mang tới những sản phẩm và dịch vụ chuẩn quốc tế tới các khách hàng tại Việt Nam, trên hành trình hơn 30 năm hình thành, phát triển và hội nhập. - Gốm Chu Đậu được vinh danh Thương hiệu quốc gia năm 2024
- Eurowindow 7 lần liên tiếp đạt Thương hiệu Quốc gia
- PNJ 9 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu Quốc gia
- Học viện đào tạo thẩm mỹ Mega Academy