Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2022
(THPL) – Từ tháng 2/2022, một số chính sách về điều chỉnh tiền lương, thu nhập đóng bảo hiểm xã hội, tăng thời gian làm thêm giờ cho lao động thời vụ… sẽ chính thức có hiệu lực thi hành.
Tin liên quan
- Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
Giá vàng và ngoại tệ ngày 22/11: Vàng tăng tiếp, USD lên mốc 107
BIDV hợp tác toàn diện với Đại Dũng Corp triển khai các dự án xanh
Giá vàng và ngoại tệ ngày 21/11: Vàng trong nước bật tăng mạnh
» Chính sách về lương hưu, bảo hiểm có hiệu lực từ tháng 1/2022
» Một số chính sách có hiệu lưc từ tháng 1/2022
» Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12/2021
Điều chỉnh tiền lương, thu nhập đóng BHXH năm 2022
Theo TTXVN đưa tin, mỗi năm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đều có mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập đã đóng bảo hiểm xã hội. Đây là hệ số giúp bù đắp lại sự mất giá của đồng tiền ở các thời điểm khác nhau, vì thế, còn được gọi là hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội. Theo Thông tư 36 có hiệu lực từ ngày 20/2/2022, hệ số trượt giá năm nay có sự tăng nhẹ. Cụ thể:
Giai đoạn đóng BHXH trước năm 1995: Tăng 0,09; Giai đoạn đóng BHXH năm 1995: Tăng 0,08; Giai đoạn đóng BHXH từ năm 1996 - 1999: Tăng 0,07; Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2000 - 2003: Tăng 0,06; Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2004 - 2007: Tăng 0,05; Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2008 - 2009: Tăng 0,04. Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2010 - 2013: Tăng 0,03; Giai đoạn đóng BHXH từ năm 2014 - 2020: Tăng 0,02.
Hệ số trượt giá BHXH năm 2022 “nhích nhẹ” so với năm 2021 khiến mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động cũng sẽ tăng. Nhờ đó, các khoản tiền được tính dựa trên mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động cũng tăng theo, trong đó có tiền bảo hiểm xã hội 1 lần, tiền lương hưu hằng tháng, tiền trợ cấp tuất một lần…
Tăng thời gian làm thêm tối đa với lao động thời vụ
Báo Người lao động cho hay, theo Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ 1/2/2022, thời gian làm việc, làm thêm tối đa của người làm công việc thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng tăng 12 giờ/tuần và 8 giờ/tháng. Cụ thể như sau:
Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày. Tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn và số giờ làm thêm không quá 72 giờ/tuần. Tổng số giờ làm thêm không quá 40 giờ/tháng.
Người sử dụng lao động quyết định lựa chọn áp dụng quy định về thời giờ làm việc, làm thêm theo tuần hoặc theo tháng, ghi vào kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm quy định tại khoản 2, Điều 8 Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH. Tổng số giờ làm thêm đối với mỗi người lao động không quá 300 giờ/năm.
Tăng mức hỗ trợ cho người lao động từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước
Có hiệu lực từ ngày 21/02/2022, Quyết định 40/2021/QĐ-TTg tăng mức hỗ trợ cho NLĐ đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước, đơn cử như:
- Trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn do bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, ốm đau, bệnh tật đến mức không còn khả năng tiếp tục làm việc ở nước ngoài. Mức hỗ trợ: từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng/trường hợp.
(Hiện nay, theo Quyết định 144/2007/QĐ-TTg , mức hỗ trợ là 5.000.000 đồng/trường hợp)
- Hỗ trợ thân nhân của người lao động bị chết, mất tích trong thời gian làm việc ở nước ngoài. Mức hỗ trợ: 40.000.000 đồng/trường hợp...
Bốn trường hợp đi xuất khẩu lao động không phải nộp tiền dịch vụ
Có hiệu lực từ ngày 1/2/2022, Thông tư 21 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định tương đối chi tiết về khoản tiền dịch vụ mà người đi xuất khẩu lao động phải nộp khi sang làm việc tại một số thị trường lao động. Theo đó, có bốn trường hợp người lao động không phải nộp khoản tiền này gồm:
Sang Nhật Bản làm thực tập sinh kỹ năng số 3 (trường hợp không thay đổi doanh nghiệp dịch vụ và tổ chức quản lý). Sang Nhật Bản làm lao động kỹ năng đặc định (trường hợp hoàn thành chương trình thực tập sinh kỹ năng số 2 hoặc thực tập sinh kỹ năng số 3 đủ điều kiện tiếp nhận sang lao động kỹ năng đặc định). Sang Malaysia làm giúp việc gia đình. Sang các nước Tây Á làm giúp việc gia đình.
Trong khi đó, nếu sang Nhật Bản làm lao động kỹ thuật cao, lao động xây dựng đóng tàu theo chế độ hoạt động đặc định; sang Đài Loan làm hộ lý và y tế tại bệnh viện, trung tâm dưỡng lão; sang Hàn Quốc làm thuyền viên đánh cá gần bờ thì người lao động phải nộp tiền dịch vụ bằng bảy tháng tiền lương cho mỗi hợp đồng 12 tháng, và tối đa một tháng lương cho mỗi hợp đồng từ 36 tháng trở lên.
Nếu sang Đài Loan làm người chăm sóc bệnh nhân tại gia đình, giúp việc gia đình, làm nông nghiệp, thuyền viên tàu cá gần bờ thì mức phí này là bốn tháng lương cho mỗi hợp đồng 12 tháng và tối đa một tháng lương cho mỗi hợp đồng từ 36 tháng trở lên.
Chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng
Theo Nghị định 131 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 15/2/2022, những người có công với cách mạng như thương binh, bệnh binh… sẽ được hỗ trợ về nhà ở bằng các hình thức:
Hỗ trợ khi thuê nhà ở xã hội, nhà ở cũ thuộc sở hữu Nhà nước. Hỗ trợ khi mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước (không bao gồm tiền sử dụng đất). Hỗ trợ giải quyết cho mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không phải do Nhà nước đầu tư xây dựng. Hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở. Hỗ trợ kinh phí để cải tạo, sửa chữa hoặc xây dựng mới đối với nhà ở tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng. Việc hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.
Quy định về kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử
Vừa qua, Bộ Y tế đã có hướng dẫn chính thức về việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử tại Thông tư 27, trong đó đặt ra lộ trình cụ thể cho việc áp dụng hình thức kê đơn thuốc mới này như sau:
Đối với các bệnh viện từ hạng 3 trở lên phải hoàn thành trước ngày 30/6/2022. Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải hoàn thành trước ngày 1/12/2022.
Đơn thuốc điện tử được lập, hiển thị, ký số, chia sẻ và lưu trữ bằng phương thức điện tử có giá trị pháp lý như đơn thuốc giấy.
Thông tư này cũng quy định, các bệnh viện, phòng khám phải có tránh nhiệm gửi đơn thuốc điện tử lên Hệ thống đơn thuốc quốc gia ngay sau khi kết thúc quy trình khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh ngoại trú và trước khi người bệnh ra viện đối với người bệnh nội trú. Gửi đơn thuốc điện tử hoặc mã đơn thuốc điện tử cho người bệnh hoặc người đại diện người bệnh thông qua các phương tiện điện tử.
Đồng thời, tổng hợp toàn bộ thuốc mà người bệnh sử dụng trong quá trình điều trị nội trú và gửi lên Hệ thống đơn thuốc quốc gia trước khi người bệnh ra viện.
Cán bộ chỉ được trở lại vị trí công tác khi có kết luận không tham nhũng
Nghị định 134 của Chính phủ hiệu lực từ ngày 15/2/2022 có một số quy định mới liên quan đến hoạt động phòng, chống tham nhũng. Trước đây, Nghị định 59 năm 2019 quy định người bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được trở lại vị trí công tác ban đầu khi: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng; hoặc hết thời gian tạm đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác.
Tuy nhiên, đến Nghị định 134, Chính phủ chỉ quy định người bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác được trở lại vị trí công tác ban đầu sau khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng.
Cho dù hết thời gian tạm đình chỉ, tạm chuyển công tác mà chưa có kết luận là không tham nhũng thì cũng vẫn không được trở lại vị trí công tác cũ.
Bảo An (tổng hợp)
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt