05:59 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Malaysia áp thuế chống bán phá giá tới hơn 20% đối với thép Việt

16:55 06/09/2019

(THPL) - Malaysia cho rằng Việt Nam bán phá giá thép cuộn cán nguội, thép không hợp kim xuất khẩu nên tạm thời áp thuế chống bán phá giá với thép tương đương biên độ BPG, cao nhất 20,13%.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp Malaysia (MITI) ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra bán phá giá các sản phẩm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.

Malaysia áp thuế chống bán phá giá tới hơn 20% đối với thép Việt Nam.

Theo đó, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) nhận được thông tin về việc Bộ Thương mại quốc tế và Công nghiệp Malaysia (MITI) ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra bán phá giá sản phẩm thép cuộn cán nguội/thép không hợp kim gồm các mã HS: 7209.15.00.00; 7209.16.90.00; 7209.17.90.00; 7209.18.99.00; 7225.50.90.00 nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

Malaysia cho rằng sản phẩm bị điều tra nhập khẩu từ các nước nói trên đang bán phá giá vào thị trường Malaysia, gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa nước này. Biên độ bán phá giá sơ bộ đối với thép nhập khẩu từ Trung Quốc: 3,98% - 26,38%; Nhật Bản: 26,39%; Hàn Quốc: 0% - 3,84%; Việt Nam: 3,7% - 20,13%.

Căn cứ theo kết luận sơ bộ, Malaysia sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời trong thời gian 120 ngày (từ 26/8) với mức tương đương với biên độ bán phá giá sơ bộ (tức từ 3,7% đến 20,13%).

MITI cũng thông báo, các bên liên quan trong vụ việc có quyền gửi bình luận bằng văn bản đối với vụ việc về MITI trước ngày 13/9.

Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu có liên quan của Việt Nam tiếp tục tham gia hợp tác với cơ quan điều tra. Đồng thời thường xuyên liên lạc, trao đổi với cục trong quá trình điều tra tiếp theo của vụ việc để phối hợp xử lý.

Minh Anh

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu