18:18 ngày 22/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Lô tôm đầu tiên được xuất sang EU với mức thuế 0%

Thanh Mai (tổng hợp) | 13:25 11/09/2020

(THPL) - Hôm nay 11/9, lễ xuất khẩu lô tôm đông lạnh đầu tiên của Việt Nam sang Liên minh châu Âu EU sau khi EVFTA có hiệu lực được tổ chức tại nhà máy của Công ty TNHH Thông Thuận (Khu công nghiệp Thành Hải, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), EU là thị trường lớn thứ 4 (sau Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc), chiếm 13,3% tổng giá trị của XK tôm Việt Nam.

Ngay khi EVFTA có hiệu lực, một số mặt hàng tôm Việt Nam sang EU như tôm mã HS03061100 có mức thuế 12,5% trở về 0%; tôm mã HS03061710 từ mức 20% xuống 0%; tôm mã HS03061791, 03061792, 03061793, 03061799 từ mức 12% cũng xuống 0%... 

Sau 5 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, tôm mã HS03061794 có thuế suất từ 18% sẽ giảm về 0%. Sau 7 năm, tôm mã HS16052110 (tôm dạng bột nhão) và tôm mã HS16052190 (tôm khác) sẽ được điều chỉnh từ mức 20% về 0%.

Như vậy, đây là những cơ hội rất lớn cho ngành tôm Việt Nam để phục hồi sau COVID-19.

Báo VTV online đưa tin, nhà máy đầu tiên có lô tôm xuất khẩu sang EU là nhà máy chế biến tôm Thông Thuận tại tỉnh Ninh Thuận. Tôm xuất khẩu là lô tôm thẻ chân trắng, làm theo tiêu chuẩn ASC, xuất khẩu sang Đức, Hà Lan và Anh với tổng trọng lượng 60 tấn. Bắt đầu từ hôm nay, mỗi tháng, doanh nghiệp sẽ xuất khoảng 700 tấn tôm sang EU.

Lô tôm đầu tiên được xuất sang EU với mức thuế 0% (ảnh minh họa)

Ngay sau khi EVFTA có hiệu lực, đơn hàng tôm tháng 8 của Việt Nam đã tăng 10%, xuất khẩu tăng 20%. Đây là dấu hiệu cho thấy ngành tôm đang có cơ hội bứt phá ngoạn mục nhờ EVFTA. Dự báo khả quan cho thấy Việt Nam có thể đạt kim ngạch 4 tỷ USD trong năm nay.

Đánh giá về cơ hội cho tôm Việt cũng như nhiều mặt hàng nông sản khác ở thị trường EU khi EVFTA có hiệu lực, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, EVFTA đã tạo cơ hội để hàng hóa Việt Nam hạ giá thành khi xuất khẩu vào thị trường châu Âu, nâng cao khả năng cạnh tranh với các mặt hàng chưa có FTA với EU.

EVFTA đi vào thực thi, doanh nghiệp thủy sản, trong đó có chế biến xuất khẩu tôm đã có thêm lợi thế về thuế suất cũng như thuận lợi hơn các thủ tục pháp lý liên quan sang EU. Bởi lẽ EU là thị trường quan trọng với thủy sản và để tận dụng được lợi ích về thuế quan các doanh nghiệp thủy sản đã chuẩn bị hệ thống tiêu chuẩn, chứng nhận quốc tế, cập nhật thông tin hoạt động chế biến, logistics… nên sẽ đáp ứng được các nội dung đưa ra trong EVFTA.

Theo báo Tiền phong cho hay, XK tôm Việt Nam sang EU trong tháng 7 đạt 54,2 triệu USD (tăng 2% so với tháng 7/2019), nửa đầu tháng 8 đạt 29,4 triệu USD (tăng 26% so với cùng kỳ năm 2019) và cả tháng 8 dự kiến tăng khoảng 20% so với cùng kỳ 2019.

Tại thị trường EU, các đối thủ cạnh tranh chủ yếu của tôm Việt Nam như Thái Lan không được hưởng ưu đãi nên có mức thuế cơ bản 12%; Ấn Độ chịu thuế 4,2%; Indonesia chịu thuế 4,2% và Ecuador vẫn chịu mức thuế cơ bản 12%.

Dự báo XK tôm Việt Nam sang EU từ nay đến hết năm sẽ tiếp tục tăng mặc dù tốc độ tăng chưa cao do vẫn chịu tác động từ dịch COVID-19. 

Thanh Mai (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu