Làm sao nhận biết và xử trí sớm sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ?
(THPL) – Sốt xuất huyết (SXH) vẫn đang diễn biến phức tạp, gia tăng mạnh ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, đặc biệt là Hà Nội, trong đó, trẻ em mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao hơn cả.
Tin liên quan
Do đó, cần lưu ý và phát hiện sớm trẻ mắc SXH để có hướng xử trí, tránh để xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Tại sao SXH lại gia tăng ở trẻ em?
SXH là bệnh gây ra bởi virut Dengue nên được gọi là SXH Dengue (SXHD). Đây là bệnh truyền nhiễm, cấp tính gặp ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ em dễ mắc hơn do trẻ có những đặc thù riêng.
Trẻ em hầu hết chưa có kháng thể chống lại SXHD, trừ một số trẻ (nhất là trẻ lớn) đã có lần mắc bệnh này, hơn nữa cho đến nay chưa có vắc-xin để phòng bệnh.
Trong khi đó, virus Dengue gây bệnh SXH có 4 typ huyết thanh (D1 - D4), con người có thể mắc cả 4 typ huyết thanh, nếu đã mắc bệnh thuộc typ D1, vẫn có thể mắc typ D2, typ D3 hoặc typ D4.
Do chưa có kháng thể lại dễ bị muỗi đốt, nếu việc phòng muỗi đốt không tốt (lúc trẻ chơi, lúc ngủ, lúc bú hoặc lúc ăn), nguy cơ trẻ mắc SXHD là rất cao. Trẻ càng ở nhiều trong nhà có nhiều muỗi, nhất là vùng đang có SXHD và có muỗi vằn truyền virut Dengue, trẻ sẽ có nguy cơ rất cao mắc bệnh SXHD.
Cần lưu ý là muỗi Aedes có 2 loại đều mang mầm bệnh virut Dengue và đều có thể truyền mầm bệnh cho người lành khi chúng đốt và hút máu của họ, đó là Aedes aegypti (muỗi vằn) và Aedes albopictus (muỗi hổ châu Á) gọi chung là muỗi vằn.
Muỗi vằn đều đốt và hút máu cả ban ngày, cả ban đêm, đặc biệt là sáng sớm và chiều muộn.
Tại sao bệnh SXH Dengue có diễn biến nhanh và nặng?
Bệnh SXH Dengue khởi phát là sốt cao đột ngột, liên tục; kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, đau sau hốc mắt, đau cơ, đau khớp, chán ăn buồn nôn, đầy bụng và khó tiêu…. Những triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường hay bệnh sốt phát ban nên dễ bị bỏ qua.
Cách nhận biết sớm bệnh SXH ở trẻ nhỏ
SXH thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn.
Giai đoạn khởi phát: bệnh sốt cao đột ngột liên tục từ 38-39 độ.
Trẻ bứt rứt, quấy khóc, nôn trớ, chán ăn, da sung huyết, nhức đầu, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt (trẻ lớn mới nhận biết được), có chấm xuất huyết dưới da. Có thể xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi ngoài ra máu), số lượng bạch cầu giảm, số lượng tiểu cầu bình thường hoặc giảm dần (xét nghiệm máu).
Giai đoạn khởi phát, trẻ bị SXH sốt cao đột ngột liên tục từ 38-39 độ. Ảnh minh họa: Internet
Giai đoạn tiếp theo thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh. Đây là giai đoạn cần hết sức cẩn thận vì rất nguy hiểm (trẻ có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt), vì trẻ có thể bị tràn dịch màng phổi, màng bụng, phù nề mi mắt, gan to.
Đặc biệt có thể bị thoát huyết tương và nếu thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến sốc với các biểu hiện như vật vã, bứt rứt, ngủ li bì mê man, lạnh đầu chi, da lạnh ẩm, tiểu ít.
Giai đoạn này bắt đầu xuất hiện xuất huyết được thể hiện như các mảng bầm tím, xuất huyết dưới da, mạch nhanh nhỏ và lúc này sẽ bị tụt huyết áp hoặc huyết áp của trẻ không đo được. Đồng thời, trẻ có thể bị xuất huyết ở niêm mạc (chảy máu mũi, chân răng...) hoặc có thể xuất huyết nội tạng (tiểu ra máu...).
Một số trường hợp trẻ không thấy có dấu hiệu xuất huyết nhưng trẻ vẫn dễ bị tử vong nếu bị sốc với những biểu hiện như tụt huyết áp, giảm thân nhiệt, giảm tri giác. Trường hợp nặng có thể bị rối loạn đông máu, tiểu cầu giảm.
Giai đoạn hồi phục: Nếu qua được giai đoạn kịch phát, trẻ sẽ dần dần được hồi phục (thường sau giai đoạn nguy hiểm 48-72 giờ), trẻ hết sốt, tình trạng tốt lên, thèm ăn, huyết áp ổn định và tiểu nhiều. Khi xét nghiệm máu, số lượng tiểu cầu trở về bình thường, số lượng bạch cầu tăng.
Người lớn cần lưu ý đối với trẻ
Thứ nhất, nếu một người đang ở trong vùng có dịch SXH hoặc từ vùng dịch về, thấy sốt cao đột ngột, đau mỏi cơ khớp, đau nhức hố mắt (trẻ lớn), kèm theo da sung huyết, phát ban hoặc có kèm thêm chảy máu cam, chảy máu chân răng, nên nghĩ đến bị mắc bệnh SXH.
Đối với một số trẻ em, nếu vừa có các triệu chứng nêu trên, kèm theo đau bụng càng phải hết sức chú ý đề phòng SXH bị sốc.
Thứ hai, khi đã có dấu hiệu sốc xảy ra, đặc biệt là trẻ em, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.
Thứ ba, khi nghi là SXH nhưng chưa kịp đưa người bệnh đi khám được (vì một lý do đặc biệt nào đó), cần làm giảm thân nhiệt bằng cách lau mát cho trẻ (nước để lau mát cho trẻ thấp hơn nhiệt độ của trẻ 2 độ), đặc biệt là trẻ nhỏ, ở các vùng có động mạch lớn đi qua như trán, nách, bẹn (không được chườm lạnh hoặc nước đá).
Nếu đã lau mát nhiều lần, liên tục mà thân nhiệt không thuyên giảm, vẫn trên 38 độ, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Tuyệt đối không dùng thuốc aspirin hoặc biệt dược có chứa aspirin hoặc ibuprofen để hạ nhiệt cho trẻ.
Bởi vì, các loại thuốc này sẽ làm cho bệnh nhi chảy máu nặng thêm và có thể đưa đến tử vong. Lý do là khi đã bị xuất huyết mà dùng thuốc aspirin, ibuprofen càng làm cho rối loạn đông máu tăng lên dẫn đến máu khó đông, gây ra chảy máu nặng kéo dài và không cầm được.
Thứ tư, khi bị SXH sẽ làm trẻ mất nước, chất điện giải do sốt và thoát huyết tương cho nên rất cần được bù đắp sự thiếu hụt đó, bằng cách uống dung dịch oresol (ORS) hoặc nước gạo rang, nước ép hoa quả, sữa khi chưa thể đưa trẻ đến cơ sở y tế được.
Với trẻ đang bú mẹ, cần tăng thời gian và số lần cho bú. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tình thế, tạm thời phải khẩn trương cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán xác định và có hướng xử trí kịp thời tránh để biến chứng xảy ra.
Phòng SXH tốt nhất là không để muỗi đốt, tăng cường diệt muỗi và diệt bọ gậy (lăng quăng) bằng mọi biện pháp từ dân gian đến dùng hóa chất (phun thuốc, hương muỗi) và cần đông đảo người dân tích cực tham gia. Bởi vì không có muỗi, không có bọ gậy (lăng quăng) sẽ không có SXH.
Hùng Lâm (T.H)
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Tìm Sản Phẩm Mẹ Bé Tại beyeume.vn
- Cách nuôi con easy