Kiều hối về Việt Nam năm 2017 vào Top 10 thế giới
(THPL) - Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, lượng kiều hối về Việt Nam trong năm 2017 ước đạt 13,81 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay và tăng 1,9 tỷ USD, tương ứng 16% so với năm 2016.
Theo tạp chí Nhà quản trị, sau 6 năm liên tục tăng, đến năm 2016, kiều hối đã bất ngờ sụt giảm 1,3 tỷ USD (10%) so với năm trước đó, chỉ đạt 11,88 tỷ USD.
Năm 2017, Việt Nam cũng đã thế chỗ Bangladesh để lọt vào Top 10 quốc gia, lãnh thổ có kiều hối lớn nhất thế giới. Kiều hối về quốc gia Nam Á Bangladesh đã giảm 0,7 tỷ USD xuống còn 12,85 tỷ USD.

Đứng đầu trong số các quốc gia có kiều hối lớn nhất tiếp tục là Ấn Độ với 65,38 tỷ USD. Tiếp theo là Trung Quốc với 62,85 tỷ USD. Ấn Độ đã có 9 năm liên tiếp ở vị trí số 1. Hai nước có dân số lớn nhất thế giới cũng bỏ xa phần còn lại.
Chỉ có 2 quốc gia phát triển là Pháp và Đức nằm trong Top 10, phần còn lại là các quốc gia đang phát triển với một nửa thuộc châu Á.
“Hiện kiều hối được chuyển về Việt Nam được thực hiện qua 4 kênh đó là: Qua hệ thống ngân hàng thương mại, qua tổ chức kinh tế, hải quan và bưu điện. Kênh chuyển tiền phố biến nhất là qua hệ thống NHTM với mạng lưới rộng khắp, dịch vụ hiện đại an toàn với các giao dịch giá trị lớn, đạt khoảng 72,6% doanh số kiều hối chuyển về nước (phần còn lại có thể đi qua các kênh chuyển không chính thức). Các thị trường chiếm tỷ trọng lớn cho nguồn cung kiều hối về Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc (bao gồm Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao), Hàn Quốc, Nhật Bản…”, ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước cho hay trên báo Tiền Phong.
Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia (NCIF) của Bộ Kế hoạch – Đầu tư nhận định: Năm 2018, kiều hối về Việt Nam sẽ gặp nhiều áp lực. Nguyên nhân: Việt Nam đang chịu tác động rõ rệt từ chính sách chống nhập cư của Tổng thống Mỹ Donald Trump và chính sách nâng lãi suất của FED tới dòng kiều hối vào trong nước, do Mỹ là nước cung cấp kiều hối lớn cho Việt Nam, với tỷ lệ lên đến 60%.
Dẫu vậy, theo đại diện Vụ Quản lý ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước, hiện tiền kiều hối chảy về không chỉ do người Việt Nam ở Mỹ mà phát sinh những dòng tiền lao động mới từ Trung Đông, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản…
Theo Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TPHCM, kinh tế vĩ mô trong nước thời gian qua ổn định và sức ép tăng tỷ giá do tâm lý thị trường đã không còn nên người nhận kiều hối đã dần chuyển từ ngoại tệ sang nắm giữ VND để hưởng lãi suất, nhất là khi lãi suất tiết kiệm bằng USD hiện đã giảm về mức 0%. Bên cạnh đó, phần lớn kiều hối chuyển về được người dân sử dụng vào sản xuất kinh doanh chứ không cất giữ, chi tiêu hay tập trung vào đầu tư bất động sản, chứng khoán như trước đây.
Tin khác
Vingroup khởi công khu đô thị lấn biển Cần Giờ 2.870 ha
Khởi động cuộc thi thiết kế thương hiệu cho khu phức hợp cao cấp bên sông Hương
Giá vàng và ngoại tệ ngày 19/4: Vàng thế giới giảm nhẹ, trong nước tạm ổn định
Dự báo thời tiết ngày và đêm 19/4: Nắng nóng trên cả nước
Thanh Hóa: Bắt giữ đối tượng bắn chiến sỹ Công an tỉnh Quảng Ninh
Làm gì khi khách hàng không trung thành với thương hiệu?
Thu ngân sách nhà nước vượt 800 nghìn tỷ đồng, đạt hơn 40% dự toán
(THPL) - Tính đến hết ngày 15/4/2025, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 801,9 nghìn tỷ đồng, tương đương 40,77% dự toán năm. Kết quả này...19/04/2025 09:39:18Hải Phòng và Hải Dương chuẩn bị các điều kiện hợp nhất 2 địa phương
(THPL) - Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng và Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương vừa họp bàn phương án hợp nhất 2 địa phương.19/04/2025 09:42:36Bộ Công Thương ban hành Công điện hỏa tốc về tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường sữa, thuốc chữa bệnh và thực phẩm BVSK
(THPL) - Trước tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường, đặc biệt là các sản phẩm liên quan trực tiếp đến...19/04/2025 09:51:08Cỏ Cây Hoa Lá lên tiếng về hiểu lầm “giả hữu cơ”: Minh bạch thông tin, điều chỉnh bao bì để bảo vệ người tiêu dùng
(THPL) - Trước một số thông tin chưa chính xác lan truyền trên mạng xã hội liên quan đến việc ghi cụm từ “hữu cơ” trên bao bì sản phẩm,...19/04/2025 10:06:36