21:45 ngày 22/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Kiểm soát đặc biệt ngân hàng SCB để ổn định hoạt động

Thắng Nguyễn (t/h) | 08:03 17/10/2022

(THPL) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) quyết định kiểm soát đặc biệt SCB để ổn định hoạt động của ngân hàng này.

Chiều ngày 15/10, Ngân hàng Nhà nước cho biết, để ổn định hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định kiểm soát đặc biệt Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn.

Việc Ngân hàng Nhà nước kiểm soát đặc biệt một tổ chức tín dụng là biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật nhằm kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tác động tiêu cực đến tổ chức tín dụng đó và hệ thống các tổ chức tín dụng.

Theo đó, hoạt động của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn được thực hiện dưới sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước . Ngân hàng Nhà nước lựa chọn, chỉ định những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn từ các ngân hàng thương mại nhà nước (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank) tham gia quản trị, điều hành Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp cần thiết để ngân hàng hoạt động an toàn, lành mạnh./.

Kiểm soát đặc biệt ngân hàng SCB để ổn định hoạt động.

Theo Thanhnien, trong tuần qua, NHNN liên tục thực hiện bơm tiền qua thị trường mở với lượng tiền NHNN 89.376 tỉ đồng, tương ứng khoảng 3,7 tỉ USD. Động thái cứu thanh khoản của NNHN khiến lãi suất trên thị trường liên NH trong ngày giảm thêm 0,02 - 1%/năm.

Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết trong tuần qua, một số thông tin tiêu cực, thông tin có tính chất tin đồn đã tác động ảnh hưởng nhất định đến tâm lý người dân, đến khách hàng gửi tiền tại SCB. Một số khách hàng đã rút tiền gửi trước hạn, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp quyền lợi của chính mình mà còn tạo tâm lý không tích cực đến thị trường. Tuy nhiên, thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn vẫn tiếp tục ổn định.

Tiền gửi của hệ thống ngân hàng trên địa bàn vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng dương qua từng tháng; tín dụng 9 tháng đầu năm 2022 tăng 12,13%. Các hoạt động dịch vụ tăng trưởng và phát triển tốt gắn với hoạt động mở rộng và thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, số lượng máy POS và số lượng điểm chấp nhận thanh toán thẻ tăng mạnh, với 114.335 máy POS, tăng 13,8% so với cuối năm 2021. Trong khi đó số lượng điểm chấp nhận thanh toán thẻ đạt 76.717 điểm, tăng 18,77%. Kết quả tích cực này phản ánh xu hướng sử dụng thẻ để thanh toán của người dân thành phố ngày càng mở rộng.

Bên cạnh đó, các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp được thực hiện tốt như chương trình cho vay 5 nhóm lĩnh vực ưu tiên; cho vay bình ổn thị trường; cho vay KCN-KCX ; cho vay kích cầu đầu tư và gói hỗ trợ 2% lãi suất của Chính phủ... Trong đó, giải ngân gói tín dụng hỗ trợ theo chương trình kết nối ngân hàng doanh nghiệp đạt 344.206 tỉ đồng cho 28.303 khách hàng với lãi suất cho vay ngắn hạn khoảng 6,5%/năm và cho vay trung dài hạn khoảng 9,5%/năm (số đăng ký của các TCTD năm 2022 là 434.280 tỉ đồng).

SCB bầu Hội đồng quản trị mới

Ngày 15/10, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) cũng đã chính thức công bố thông tin thay đổi người vào ghế Hội đồng quản trị SCB.

Theo đó, ông Bùi Anh Dũng không còn là người đại diện pháp luật của SCB kể từ 14/10. Thay vào đó ông Vũ Anh Đức chính thức trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị SCB và là người đại diện pháp luật của SCB.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ định 4 nhân sự khác từ các ngân hàng có vốn nhà nước (Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank) sang tham gia quản trị SCB, gồm ông Phạm Quang Tiến, ông Võ Văn Bửu, ông Trang Nhân Hậu và ông Lý Thành Phương đều là thành viên Hội đồng quản trị.

Thắng Nguyễn (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu