Huế: Dư luận "dậy sóng" khi thấy Bia Quốc Học sơn vàng lòe loẹt
(THPL) - Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong (hay còn gọi là Bia Quốc Học) nằm trên đường Lê Lợi, phía trước cổng trường THPT chuyên Quốc học Huế (TP.Huế) đang được trùng tu bằng màu vàng lòe loẹt khiến dư luận "dậy sóng".
Tin liên quan
Hạng mục trùng tu và cải tạo Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong nằm trong chương trình chỉnh trang công viên dọc bờ Nam sông Hương- thành phố Huế.
Công trình Bia Quốc Học hay còn gọi là Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong đã tồn tại gần 100 năm (xây dựng năm 1920) và đã xuống cấp trầm trọng. Chân móng và tường bị đứt gãy, có nguy cơ sụp đổ. Toàn bộ hệ thống thép giữ mái công trình bị mục nát, gây nguy hiểm cho người dân.
Đầu tiên, cơ quan chức năng tổ chức chạm vá, chống hư hỏng tạm thời, tuy nhiên sau đó, chủ tịch UBND TP Huế yêu cầu phải xử lý triệt để nhằm bảo tồn công trình.
UBND TP Huế giao cho Trung tâm công viên cây xanh Huế làm chủ đầu tư với tổng giá trị tu bổ gần 3 tỷ đồng, hoàn thành trong 3 tháng.
Theo phản ánh của người dân và du khách, màu sắc (màu vàng) chủ đạo của công trình khi tu bổ gần xong khác hẳn với màu nguyên gốc của công trình và không đúng với giá trị vốn có của một công trình lịch sử. Chính điều này đã gây nên những tranh cãi trong dư luận về việc trung tu, sơn màu cho công trình lịch sử này. Với màu vàng chói được sơn mới, công trình đã mất đi vẻ rêu phong cổ kính. Nhiều du khách ngỡ ngàng khi đi ngang qua và dư luận gần xa đang "dậy sóng" bởi việc sơn màu này.
Ông Lê Văn Quảng, Phó giám đốc Phân viện Khoa học Công nghệ Miền Trung, đơn vị tư vấn thiết kế công trình bia Quốc học, cho hay “Đây là công trình có kiến trúc lịch sử mang tính nghệ thuật cao, tạo điểm nhấn của thành phố. Trên cơ sở những điểm đó thì chúng ta phải tu bổ theo gốc di tích, phải tìm được cái gốc cũ về công trình, các tư liệu liên quan như hình ảnh".
Theo giải thích của ông Quảng: "Sau khi nghiên cứu cẩn thận kiến trúc gốc của công trình, nét gốc chủ đạo tổng thể của công trình Bia Quốc Học có màu vàng. Chúng tôi chỉ tái tạo tu bổ đúng nguyên gốc, giữ lại tất cả những họa tiết trang trí của công trình".
Ông Quảng cho biết thêm: "Khi chúng tôi tu bổ lại thì sẽ mới hơn nhưng sau một thời gian thì màu sắc sẽ xuống lại. Mùa mưa khác, nắng khác và còn đòi hỏi có thời gian, chứ bây giờ tu bổ lại không thể đòi hỏi phải cũ kĩ được. Các nhà cổ khi quét vôi lại thì bao giờ cũng cần một thời gian nó mới rêu mốc và ủ màu lại. Mình đang tìm cách hạ màu lại nhưng làm vậy sẽ nhạt hơn so với màu gốc của công trình”.
Ông Nguyễn Văn Cẩn, Giám đốc Trung tâm công viên cây xanh Huế, cho biết: "Sau khi tham khảo nhiều ý kiến, chúng tôi đã quyết định sử dụng màu vàng này, sau một thời gian sẽ chìm xuống thành màu đất, sẽ mờ dần và không tươi như bây giờ".
Bia Quốc Học hay còn gọi Đài tưởng niệm chiến sĩ trận vong được xây dựng vào năm 1920, tưởng niệm những binh sĩ người Pháp và người Việt ở Trung kỳ đã chết trong cuộc chiến giúp Pháp chống lại Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Công trình mang dấu ấn của thời kỳ Pháp thuộc nhưng có giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo và được xây dựng thông qua cuộc thi lựa chọn kiến trúc với một hội đồng gồm 12 người, do viên Khâm sứ Trung kỳ thời bấy giờ làm chủ tịch. Trong bốn đồ án dự thi, hội đồng đã chọn đồ án của tác giả Tôn Thất Sa, giáo viên Trường Bán công Huế. Bia được khánh thành 18/9/1920. Ngày nay, Bia Quốc Học là nơi thường xuyên được chọn để tổ chức nhiều sự kiện văn hóa nghệ thuật có tầm cỡ lớn, trong đó phải kể đến các chương trình nằm trong lễ hội Festival Huế nhiều năm qua. |
Nguyễn Phương - Quốc Dũng
Tin khác
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
-
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
-
Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
THPL - Sáng 22/11, sự kiện truyền thông Bữa sáng Ruy băng trắng với chủ đề "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời" đã thu hút gần...22/11/2024 21:52:00Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
(TH&PL)- Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an huyện Cẩm Thủy đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng vì có hành vi "xúc...23/11/2024 08:13:38
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt