10:06 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Hơn 51 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 4 tháng đầu năm

19:38 07/05/2021

(THPL) - Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 4 tháng đầu năm có gần 20.000 doanh nghiệp hoạt động trở lại, hơn 51.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 19.256 doanh nghiệp, tăng 8,0% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, có tới 51.496 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2020.

Tính riêng trong tháng 4/2021, cả nước có gần 14.900 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 179.900 tỷ đồng và số lao động đăng ký 94.600 người.

Bất chấp đại dịch COVID-19, số doanh nghiệp thành lập mới trong 4 tháng đầu năm 2021 là 44.166 doanh nghiệp, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm 2020. Theo đó, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2021 là 1.420.581 tỷ đồng (tăng 26,1% so với cùng kỳ năm 2020), trong đó, số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới là 627.721 tỷ đồng (tăng 41,0% so với cùng kỳ năm 2020).

Báo VTC News thông tin thêm, có đến 14.931 doanh nghiệp đang hoạt động đăng ký tăng vốn trong 4 tháng đầu năm 2021 (tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2020), số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động đạt 792.860 tỷ đồng (tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2020).

Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 4 tháng đầu năm 2021 đạt 14,2 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hơn 51 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 4 tháng đầu năm  (Ảnh minh họa)

Với con số 51.496 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 4 tháng (tăng 23,3% so với cùng kỳ năm 2020), thì tính trung bình, mỗi ngày có gần 430 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Trong đó, có đến 28.300 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước; 16.400 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,5%; 6.700 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 32,2%.

Tạp chí Người đưa tin cho hay, theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đại dịch COVID-19 tác động rất tiêu cực đến doanh nghiệp tại Việt Nam. Có đến 87,2% doanh nghiệp cho biết, chịu ảnh hưởng ở mức "phần lớn" hoặc 'hoàn toàn tiêu cực". Chỉ 11% doanh nghiệp cho rằng họ "không bị ảnh hưởng gì" và gần 2% ghi nhận tác động "hoàn toàn tích cực" hoặc "phần lớn tích cực".

Ông Đậu Anh Tuấn cũng chỉ ra rằng, tác động của dịch COVID-19 với doanh nghiệp ở một số ngành là đặc biệt lớn. Lĩnh vực chịu ảnh hướng lớn nhất là: May mặc (97%), thông tin truyền thông (96%), sản xuất thiết bị điện (94%), sản xuất xe có động cơ (93%)… Kết quả khảo sát 1.564 doanh nghiệp FDI tại Việt Nam cũng ghi nhận 87,9% chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh, 11,4% không ảnh hưởng gì, chỉ có 0,8% vẫn kinh doanh tốt.

Để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua những ảnh hưởng của dịch COVID-19, thời gian qua, Chính phủ đã đưa ra hàng loạt các chính sách hỗ trợ tại Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020; Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/4/2020; gia hạn miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân chịu thiệt hại bởi dịch COVID-19; gói hỗ trợ tiền tệ - tín dụng…

Và với kết quả, trong 4 tháng, cả nước có gần 44.200 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 627.700 tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 340.300 lao động, tăng 17,5% về số doanh nghiệp, tăng 41% về vốn đăng ký và tăng 7,8% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất trong các năm 2017 - 2021 và tăng ở tất cả các ngành kinh tế.

Điều này cũng cho thấy sau thành công thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp vào đường lối, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Đảng, của Chính phủ trong nhiệm kỳ 2021 - 2025 tăng lên.

Tuấn Minh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu