Hôm nay, Quốc hội thảo luận về tình hình KT-XH và chống dịch COVID-19
(THPL) - Quốc hội đã quyết định điều chỉnh chương trình, làm việc cả ngày Chủ nhật, kéo dài thời gian thảo luận để sớm hoàn thành nội dung tại Kỳ họp thứ nhất, nhằm tập trung cho công tác phòng, chống dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.
Tin liên quan
- Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường, kích cầu tiêu dùng dịp Tết 2025
Xây dựng văn hóa trong Đảng là nhiệm vụ quan trọng trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI
Chính phủ đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm 2025
Chính phủ đề ra 12 nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
» Quốc hội thông qua Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026
» Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV: Những nhiệm vụ và giải pháp phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2025
» Sáng nay, Quốc hội nghe báo cáo về kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước
Sáng nay 25/7, Quốc hội thảo luận về Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2021 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 (trong đó có nội dung về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian tới).
Báo Chính phủ đưa tin, phát biểu khai mạc phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị các đại biểu Quốc hội phát biểu ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề, tránh trùng lặp. Trong quá trình thảo luận, Đoàn Chủ tịch sẽ đề nghị các cơ quan của Chính phủ giải trình những vấn đề mà Đại biểu Quốc hội quan tâm.
Tại phiên họp này, đề nghị các đại biểu phát biểu theo các vấn đề đã được nêu trong các báo cáo của Chính phủ, các gợi ý thảo luận trong báo các cáo thẩm tra cũng như đóng góp ý kiến đối với nội dung về công tác phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp ở trong nước cũng như trên thế giới.
Cho ý kiến về kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2021-2025, Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang) bày tỏ, Chính phủ đã xây dựng kế hoạch dựa trên việc phân tích, đánh giá kỹ lưỡng những thành quả và hạn chế trong thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH 5 năm 2016-2021 và bám sát Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Đại biểu nhất trí với các giải pháp đề ra trong kế hoạch, đồng thời đề nghị Chính phủ cần linh hoạt có những giải pháp phù hợp với từng thời điểm phát triển cũng như chú trọng đến những lĩnh vực cần ưu tiên phát triển như CNTT để làm nền tảng đẩy mạnh phát triển kinh tế số.
Đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đại biểu bày tỏ mong muốn Chính phủ quan tâm ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông khu vực này để khai thác mạnh mẽ tiềm năng to lớn của vùng. Đại biểu lưu ý, trong kế hoạch phát triển thời gian tới, chưa có Dự án xây dựng cao tốc Kiên Giang-Hà Tiên-Rạch Giá, do đó đề nghị cần đưa Dự án này vào Kế hoạch, trước mắt có thể là đoạn Hà Tiên-Rạch Giá để kết nối với cao tốc Lộ Tẻ-Rạch Sỏi.
Theo đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội), các báo cáo kinh tế-xã hội của Chính phủ và báo cáo thẩm tra cho thấy bức tranh toàn cảnh về tình hình đất nước thời gian qua và trong muôn vàn khó khăn, đất nước ta đã đạt được nhiều thành công. Phân tích những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh trong nước tác động tiêu cực đến kinh tế, sinh hoạt và sức khỏe nhân dân, Đại biểu đề nghị Chính phủ quan tâm cập nhật, xây dựng các kịch bản về dịch bệnh và dựa vào các kịch bản đó xây dựng các chỉ tiêu, kịch bản cho sản xuất, cho phát triển kinh tế một cách hiệu quả, bền vững.
Trước mắt cần tập trung mạnh ưu tiên nguồn lực để chống dịch và phải giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm đời sống nhân dân. Cần đặc biệt triển khai thực hiện nghiêm túc nguyên tắc 5K+vaccine trong chống dịch, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong chẩn đoán, khám chữa bệnh và thực hiện các hoạt động chỉ đạo khác về y tế; tổ chức các bệnh viện dã chiến với các tầng, tháp hiệu quả, khả thi trong điều trị dịch bệnh; tăng cường hơn nữa các hoạt động hội họp trực tuyến để bảo đảm giãn cách, giảm thiểu lây lan dịch bệnh;…
Liên quan đến công tác chống dịch, đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) nhấn mạnh, với chủ trương hành động “chống dịch như chống giặc” tuy “kẻ thù” rất mạnh và lại vô hình, mọi hành động quyết sách đều phải quyết liệt, quyết tâm cao, việc Quốc hội đồng ý cho Chính phủ thực hiện những hành động mạnh mẽ là việc làm rất cần thiết. Đại biểu An đề nghị Chính phủ đẩy mạnh hơn nữa để đưa vaccine về Việt Nam và đồng ý cho doanh nghiệp chủ động tiếp cận nguồn vaccine cho nhân viên. Cần có vaccine “made in Vietnam” càng sớm càng tốt.
Bên cạnh đó, cần tập trung tối đa nguồn lực kinh tế của đất nước cho những nhiệm vụ cấp bách, phải loại bỏ, cắt giảm những dự án không hợp lý, xử lý dứt điểm các dự án đang thua lỗ… Phải tăng cường quản lý thuế, chống thất thu, giải ngân các gói hỗ trợ đến đúng tay người cần. Cần quan tâm đến giáo dục, nghiên cứu xây dựng trường học an toàn để đưa trẻ đến trường. Phải bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội vì dịch bệnh làm ảnh hưởng rất nhiều đến xã hội.
Thống nhất với các báo cáo kinh tế-xã hội của Chính phủ và của cơ quan thẩm tra, đại biểu Dương Văn Phúc (Quảng Nam) cho rằng, trong điều kiện có quá nhiều khó khăn, song Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện rất hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và đạt được những kết quản hết sức ấn tượng trong thực hiện mục tiêu kép.
Theo đại biểu Phúc, để bảo đảm nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, Chính phủ cần quan tâm hơn nữa việc xây dựng bộ máy trong sạch, vững mạnh, tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, cắt giảm các khâu trung gian; giảm chi thường xuyên, triệt để thực hành tiết kiệm chống lãng phí; có các chính sách thỏa đáng trong thu hút nhân tài vào làm việc tại các cơ quan nhà nước; kiên quyết tinh giản những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, năng lực làm việc kém;…
Bên cạnh đó, nêu lên hàng hoạt ví dụ về lãng phí trong thực hiện đầu tư công, Đại biểu Dương Văn Phúc đề nghị cần quan tâm, xiết chặt hơn nữa hoạt động đầu tư công, tránh đầu tư sai mục đích, gây lãng phí, thất thoát tiền của của nhà nước và nhân dân.
Báo VOV đưa tin, trước đó Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025), Chính phủ đã bám sát quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và cập nhật, bổ sung tình hình, tác động của đại dịch COVID-19, nhất là từ đầu năm 2021. Trong đó, mục tiêu tổng quát được đặt ra là bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, trên cơ sở tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô bền vững, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất nước; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm (2016-2020), đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. “Chính phủ cũng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục có hiệu quả tác động của đại dịch COVID-19, nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế. Phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam và sức sáng tạo của mỗi cá nhân. Từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; bảo đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc của nhân dân, tinh thần xuyên suốt là “không để ai bị bỏ lại phía sau”, đồng chí Nguyễn Chí Dũng nói. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025) đề ra 23 chỉ tiêu chủ yếu, tăng 2 chỉ tiêu so giai đoạn 2016-2020, với 8 chỉ tiêu về kinh tế, 9 chỉ tiêu về xã hội và 6 chỉ tiêu về môi trường. Một số chỉ tiêu quan trọng là: Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5-7%; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; bội chi ngân sách nhà nước bình quân 3,7% GDP; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 1-1,5%/năm; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%... |
Tuấn Minh (tổng hợp)
Tin khác
-
Miền Bắc sẽ rét buốt kèm mưa phùn vào dịp Tết Nguyên Đán 2025
-
4 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam sắp đi vào hoạt động
-
Cô Tô: Xuân biên cương, Tết hải đảo ấm lòng dân bản
-
Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
-
Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
-
TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
THPL - Ngày 19/1 sắp tới, TikTok có khả năng sẽ ngừng hoạt động tại Mỹ, ảnh hưởng đến hơn 170 triệu người dùng.18/01/2025 15:39:16Nghề trồng đào Nhật Tân được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trong khuôn khổ Hội Hoa Xuân và sản phẩm OCOP Xuân Ất Tỵ 2025, một sự kiện nổi bật đã diễn ra: Hội thi Tinh hoa nghệ thuật quất cảnh và hoa...18/01/2025 14:55:37Giá xăng dầu ngày 18/1: Chuỗi tăng liên hoàn
Trong phiên giao dịch gần đây, mặc dù giá xăng dầu đã giảm nhẹ vào ngày 17/1, nhưng vẫn ghi nhận một tuần tăng trưởng liên tiếp. Theo thông...18/01/2025 09:39:10Xử lý vi phạm giao thông: Khi nào xe máy sẽ bị tịch thu?
Tịch thu phương tiện là một trong các hình thức xử phạt đối với vi phạm giao thông đường bộ. Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người tham gia...18/01/2025 09:34:51
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024