12:42 ngày 24/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Hà Tĩnh: Hội thảo lấy ý kiến tên gọi quy hoạch phục dựng di tích bị phế tích

Phan Châu – Trần Dũng | 08:29 25/10/2023

(THPL) - Như Thương hiệu và Pháp luật đã đưa tin, dự án đường vành đai thị xã Hồng Lĩnh (tỉnh Hà Tĩnh) có tổng mức đầu tư 150 tỷ đồng đang "đứt đoạn", gặp khó khăn trong khâu giải phóng mặt bằng, vì quy hoạch và thi công con đường này đi thẳng vào vị trí dấu tích cổng đền của một ngôi đền có từ thế kỷ XVII. Sự việc này gây bức xúc trong nhân dân và các nhà chuyên môn nghiên cứu bảo tồn di sản văn hóa cũng như chính quyền địa phương nơi đây

Cổng tam quan di tích Đền Thánh Vân Chàng còn sót lại. Ảnh: Trần Dũng 

Chiều ngày 24/10/2023, UBND thị xã Hồng Lĩnh và UBND phường Đức Thuận chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến quy hoạch phục dựng di tích. Hội thảo có sự tham gia của các ông Võ Đình Thi, Phó trưởng phòng QLVH- Sở VHTT, ông Đậu Khoa Toàn, giám đốc bảo tàng Hà Tĩnh, ông Lê Bá Hạnh, nguyên giám đốc bảo tàng Hà Tĩnh, ông Hồ Bách Khoa nguyên Trưởng BQL di tích QG đặc biệt Nguyễn Du... cùng đại diện Ban tuyên giáo Thị uỷ, các phòng QLĐT; Nội vụ; các vị nguyên là lãnh đạo địa phương qua các thời kỳ; và đại diện trong BTV Đảng uỷ, HĐND, lãnh đạo UBND, trưởng các tổ chức đoàn thể, cán bộ công chức liên quan.

Dự án làm đường "quy hoạch đi thẳng" vào cổng đền!

Dự án đường vành đai thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh (đoạn từ Quốc lộ 8A Phường Đức Thuận đến đường Tiên Sơn, Phường Trung Lương) có chiều dài gần 3km, mặt đường thảm nhựa rộng 30m. Công trình này có tổng đầu tư 150 tỷ đồng do UBND thị xã Hồng Lĩnh làm chủ đầu tư. Dự án khởi công từ tháng 12/2022, dự kiến hoàn thành vào tháng 10/2025.

Hiện, dự án đang trong quá trình giải phóng mặt bằng và đơn vị đã triển khai thi công. Song, tại vị trí cánh đồng, thuộc tổ dân phố Thuận Hòa (phường Đức Thuận), dự án đang "đứt đoạn", chưa thể giải phóng mặt bằng với chiều dài khoảng hơn 100m. Nguyên nhân của việc "đứt đoạn" này do quy hoạch trục đường dự án đã quy hoạch đường chạy thẳng qua đúng vị trí của cổng đền có tuổi đời hàng trăm năm. Phía trước đền còn có một ao nước và xung quanh là hàng cây xanh cổ thụ.Những hàng cây cổ thụ hơn 200 năm tuổi bao bọc khuôn viên di tích. Ảnh: Trần Dũng 

Nhân dân ở đây cho biết khá bất ngờ, ngạc nhiên khi dự án đường được quy hoạch chạy qua nơi này, mà lại quy hoạch ngay vào cổng đền. "Trước đây nhân dân trong vùng và vùng lân cận khi đi chăn trâu bò, làm đồng, hoặc học sinh đi học ngang qua, chúng tôi thường nghỉ mát dưới gốc cây cổ thụ. Chốn đình, đền linh thiêng, chúng tôi không dám xâm phạm, hay phá các công trình còn sót lại hay chặt cây xanh",

Toàn cảnh buổi hội thảo lấy ý kiến phục dựng di tích. Ảnh: Trần Dũng

Ngược dòng lịch sử tên gọi và giải pháp

Theo ông Lê Hồng Thành, Chủ tịch UBND Phường Đức Thuận, dấu tích này của đền có nguy cơ sẽ bị "mất tích" nếu không có các giải pháp bảo tồn gìn giữ, phát huy các giá trị lịch sử. Công trình cổ kính này là dấu tích còn sót lại của ngôi đền có từ thế kỷ XVII (cách đây 300 năm). Trước kia, đền thờ Đức Thánh Trần – Phật hoàng Trần Nhân Tông và các vị danh nhân, tiên hiền khoa bảng, quá cố có công với dân với nước. Hiện trên nền đất cũ của ngôi đền còn có cổng đền còn sót lại mang lối kiến trúc từ thời nhà Nguyễn. Địa phương nhiều lần từng có tờ trình đề xuất lên các cấp ngành để xin bảo tồn, tôn tạo phục dựng cổng, cũng như phục dựng công trình thờ tự của ngôi đền nhưng chưa làm được.Ông Lê Hồng Thành, chủ tịch UBND phường Đức Thuận phát biểu. Ảnh: Trần Dũng

Tại hội thảo, ý kiến của chính quyền địa phương và các nhà chuyên môn văn hóa sở VHTT& DL Hà Tĩnh, bảo tàng Hà Tĩnh cùng các đơn vị chuyên môn thị xã đã thống nhất nội dung tên gọi “Di tích lịch sử Đền Thánh Vân Chàng". Vân Chàng là tên gọi của ngồi làng cổ của cư dân vùng này gắn liền với lịch sử hình thành nên lãng xã (nay thuộc tổ dân phố Thuận Hòa, phường Đức Thuận).Ông Võ Đình Thi, Phó trưởng phòng QLVH- Sở VHTTDL Hà Tĩnh phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Trần Dũng Nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa dân gian Hồ Bách Khoa, nguyên trưởng ban quản lý di tích quốc gia đặc biệt Nguyễn Du. Ảnh: Trần Dũng

Ông Đậu Khoa Toàn, giám đốc bảo tàng Hà Tĩnh phát biểu ý kiến chuyên môn tại hội thảo. Ảnh: Trần Dũng 

Ông Tôn Quang Ngọc, Phó chủ tịch UBND Thị xã Hồng Lĩnh cho biết: “Thị xã và phường Đức Thuận xác định vai trò và tìm kiếm giải pháp cũng như nguồn kinh phí để bảo tồn phát huy di tích bị phế tích này, theo phương án tịnh tiến theo phương vị ngôi đền cũ và di dời hoặc trùng tu, cổng đền mới theo phương vị, hướng tây 5000m2, đất tịnh tiến dành cho công trình văn hóa mà không ảnh hưởng tới quy hoạch, dự án hay phát triển hạ tầng thị xã, bảo đảm các giá trị văn hóa lịch sử, cũng như phương vị, công trình văn hóa tâm linh khi phục dựng ”.Ông Đặng Quang Vinh, Trưởng phòng VHTT Thị xã Hồng Lĩnh phát biểu ý kiến. Ảnh: Trần Dũng Ông Tôn Quang Ngọc, Phó chủ tịch UBND Thị xã Hồng Lĩnh nêu ý kiến tại hội thảo. Ảnh: Trần Dũng 

Hội thảo đã thống nhất tên gọi di tích lịch sử "Đền Thánh Vân Chàng" và nêu quan điểm sớm hoàn thiện hồ sơ quy hoạch đất và các công trình kiến trúc phục dựng. đảm bảo đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống, trình các cấp, ngành phê duyệt, sau đó sẽ triển khai kêu gọi nguồn xã hội hóa để sớm khởi công khôi phục di tích, nhằm bảo tồn phát huy các giá trị lịch sử văn hóa và phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tín ngưỡng văn hóa của nhân dân.

Phan Châu – Trần Dũng

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu