Hà Nội đứng trước nguy cơ trở thành "Bắc Kinh thứ 2" vì ô nhiễm không khí
(THPL) - AQI (Air Quality Index) - chỉ số chất lượng không khí của thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua luôn ở mức độ báo động, gây nguy hại đến sức khỏe của con người.
Tin liên quan
» Hà Nội ra khỏi top 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới nhờ cơn mưa 'vàng' sáng nay
» Không khí Hà Nội trở lại ngưỡng kém, Thái Bình, Hải Phòng ô nhiễm nhất Bắc Bộ
» Không khí Hà Nội trở lại ngưỡng kém, Thái Bình, Hải Phòng ô nhiễm nhất Bắc Bộ
Luôn nằm trong top những thành phố ô nhiễm nhất thế giới
Ngày 26/9, thông qua ứng dụng quan trắc không khí Airvisual - hệ thống quan trắc không khí tự động tại 10.000 thành phố trên thế giới, người dân Việt Nam hoang mang trước thông tin ghi nhận Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Các ngày sau đó, Hà Nội luôn nằm trong top 10 các thành phố có chất lượng không khí thuộc ngưỡng xấu với chỉ số AQI thường xuyên lên ngưỡng trên 200. Tiếp đó, hàng loạt những cảnh báo được đưa ra về mức độ nguy hiểm đến sức khỏe của không khí. TS. Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến cáo rằng chất lượng không khí ở Hà Nội rất ô nhiễm, người già và trẻ nhỏ cần hạn chế ra ngoài.
Đầu tháng 10 năm 2019, các phép đo chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội vẫn tiếp tục ghi nhận mức độ đáng báo động về ô nhiễm không khí tại thủ đô. Thậm chí, các chuyên gia còn cảnh báo người dân không nên tập thể dục buổi sáng vì mức độ ô nhiễm đã tăng từ ngưỡng đỏ lên ngưỡng tím (ngưỡng rất có hại cho sức khỏe mọi người). Thêm vào đó, chỉ số bụi mịn PM2.5 cũng đã có thời điểm cao gấp 8 lần quy chuẩn quốc gia và lớn hơn 20 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Đi tìm câu trả lời cho vấn đề chất lượng không khí sụt giảm nghiêm trọng
Nhiều thông tin cho rằng, nguyên nhân của ô nhiễm không khí thời gian vừa qua là do hiện tượng nghịch nhiệt bức xạ cũng như tình trạng đốt rơm rạ ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, hai hiện tượng kể trên đều diễn ra hằng năm, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa từ nóng sang lạnh và không hoàn toàn tập trung tại khu vực thủ đô. Vì vậy, không thể “kết tội” cho các hoạt động kể trên trên trở thành “thủ phạm” chính của sự ô nhiễm không khí Hà Nội. Các chuyên gia nhận định, việc AQI tăng cao có nguyên nhân chính từ lưu lượng giao thông quá tải và hoạt động công nghiệp tăng cao.
Tại Hà Nội, xe máy và ô tô là phương tiện di chuyển chủ yếu của người lao động. Cùng với đó, các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu của một trong những thành phố đông dân nhất cả nước.
Theo Cảnh sát giao thông Hà Nội, trung bình 19.000 phương tiện cá nhân mới được đăng ký mỗi tháng tại thủ đô. Như vậy, bài toán đặt ra về lượng khí thải quá lớn mỗi ngày từ phương tiện giao thông cá nhân, đặc biệt là vào giờ cao điểm đến hiện tại vẫn chưa có lời giải thuyết phục.
Cách đây 4 năm, Hà Nội ghi nhận 4,9 triệu xe máy và hơn nửa triệu ô tô hoạt động trong thành phố. Như vậy, tính đến năm 2019, chỉ bằng phép tính đơn giản, chúng ta có thể nhận thấy rằng, phương tiện cá nhân tại Hà Nội tăng lên hơn 1 triệu xe trong một thời gian ngắn. Trao đổi với báo Lao Động, ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết rằng 6,6 triệu phương tiện, trong đó xe máy là 5,7 triệu chiếc thải khói ra môi trường mỗi ngày. Mặt khác, nhiều phương tiện công cộng, đặc biệt là xe buýt, trở nên “già nua” và thải ra nhiều khói độc hại hơn bình thường, dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng chất lượng không khí.
Song song với đó, hơn 1.000 dự án xây dựng đang được triển khai biến Hà Nội trở thành một thành phố đang phát triển nhanh chóng, tuy nhiên cũng mang đến những hệ lụy khôn lường. Các nhà máy bị ô nhiễm đã được chuyển ra khỏi nội thành nhưng tốc độ cải cách và thay đổi cách xử lý khí thải còn quá chậm. PGS.TS Lê Thị Trinh - Trưởng khoa Môi trường (Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) cho rằng ô nhiễm không khí ở thủ đô chủ yếu do bụi từ nguồn phát thải dân sinh, phương tiện giao thông và hoạt động xây dựng các công trình. Đồng thời, nhiều luồng ý kiến từ người dân cũng cho rằng, việc chặt hàng loạt cây xanh thủ đô vào năm 2015 đã góp phần vào quá trình ô nhiễm không khí tại thành phố “nghìn năm văn hiến”.
Nguy cơ trở thành “bản sao” của Bắc Kinh
Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 2.5 triệu bệnh nhân chữa trị các bệnh về đường hô hấp chỉ tính riêng tại Hà Nội. Điều này gợi cho chúng ta nhớ về Bắc Kinh một thời, với tiêu chuẩn “phát triển trước, làm sạch sau”, Bắc Kinh trở thành thành phố phát triển chóng mặt về kinh tế chỉ trong một thời gian ngắn, đồng thời cũng “leo” lên vị trí đầu tiên của bảng xếp hạng những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với màn “bụi sương mù” bao phủ toàn thành phố. Thậm chí, để giải quyết vấn đề bụi mịn, dân cư Bắc Kinh phải đeo mặt nạ chống độc khi ra đường. Nhiều thông tin trên Weibo (mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc) cũng đề cập rằng lớp “sương bụi” dày đến nỗi dù có đứng đối diện cũng không thể nhìn thấy người trước mặt.
Nhiều chuyên gia lo ngại, sự phát triển của Hà Nội sẽ theo “vết xe đổ” của Bắc Kinh khi sự ô nhiễm không khí đang tăng cao và chất lượng không khí chưa được cải thiện nhiều trong thời gian qua. Chỉ số AQI cao “ngất ngưởng” vẫn đặt ra nỗi quan ngại sâu sắc về sức khỏe nhân dân và sự phát triển bền vững của thủ đô Hà Nội. Mặc dù theo bảng xếp hạng thành phố ô nhiễm nhất thế giới do AirVisual và Greenpeace thống kê năm 2018, Hà Nội chỉ đứng vị trí thứ 209, 2019 cũng được nhận định là một năm đầy biến động với môi trường Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng.
Hoàng Vân
Tin khác
-
Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
-
Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
-
TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
-
Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
-
Nghề trồng đào Nhật Tân được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
-
Giá xăng dầu ngày 18/1: Chuỗi tăng liên hoàn
Xử lý vi phạm giao thông: Khi nào xe máy sẽ bị tịch thu?
Tịch thu phương tiện là một trong các hình thức xử phạt đối với vi phạm giao thông đường bộ. Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người tham gia...18/01/2025 09:34:51Tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân
Trong thời gian gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam, Hà Nội và TP HCM, đã đạt mức báo động cao, liên...18/01/2025 09:33:13EVNNPC công bố kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
(THPL) - Mới đây, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã có thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai...18/01/2025 08:52:51Ngành tiêu còn nhiều triển vọng tích cực trong năm 2025
(THPL) - Năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại. Năm 2025, sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục giảm...17/01/2025 21:15:34
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024