Hà Nội cho phép các quận huyện chủ động phương án chống dịch
(THPL) - Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, TP Hà Nội quyết định để 30 quận, huyện trên địa bàn, tự chủ động, có thể hạn chế hoặc dừng hoạt động các dịch vụ không thiết yếu, tùy theo cấp độ dịch.
Tin liên quan
- Thủ tướng yêu cầu khẩn trương rà soát, xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
“Bỏ quên” đấu giá, Thung lũng hoa Hồ Tây kinh doanh trái phép gần 1 năm?
Thương hiệu là cam kết phát triển bền vững để "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh"
Bộ Chính trị điều động, chỉ định tân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh
Phê chuẩn kết quả bầu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ
» Hà Nội: Quận Đống Đa nâng cấp độ dịch, dừng bán hàng ăn tại chỗ
» Hà Nội tìm người đến Vinmart, bệnh viện Thanh nhàn và 17 địa điểm khác
» Hà Nội: Số ca mắc COVID-19 tăng cao, bệnh viện tuyến cuối quá tải F0 nhẹ
Liên quan đến thông tin trên, theo báo VietNamnet, kết luận hội nghị Ban Thường vụ Thành ủy họp bàn về công tác phòng, chống dịch COVID-19 ngày 13/12, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND TP chỉ đạo lên phương án chủ động ứng phó với dịch bệnh ở mức cao hơn. Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy cho rằng, tâm lý chủ quan còn phổ biến. Tình trạng tụ tập đông người, không thực hiện '5K' trong tổ chức lễ, đám, ăn uống ở hàng, quán... diễn ra nhiều nơi. Một số quận, huyện, phường, xã vẫn chưa triển khai điều trị F0 thể nhẹ hoặc không triệu chứng, cách ly F1 tại nhà.
Ông Dũng nhấn mạnh: "Cả hệ thống chính trị từ thành phố xuống cơ sở phải vào cuộc đồng bộ để thiết lập trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 như chỉ đạo của Trung ương và Chính phủ. Tiếp tục làm thật tốt yêu cầu phân cấp, giao quyền cho quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn trong phòng, chống dịch bệnh; tập trung nâng cao năng lực y tế quận, huyện, thị xã và cơ sở; tiếp tục coi người dân là trung tâm, chủ thể".
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội thống nhất yêu cầu 15 đoàn kiểm tra theo phân công, tiếp tục bám sát cơ sở để kiểm tra, giám sát và hỗ trợ giải quyết các khó khăn, vướng mắc; kịp thời báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy biểu dương, khen thưởng, những nơi làm tốt; phê bình, chấn chỉnh những biểu hiện thiếu trách nhiệm, thiếu quyết tâm của các tập thể, cá nhân liên quan.
Ban Cán sự đảng UBND TP chỉ đạo xây dựng kịch bản, phương án ứng phó khi số ca F0 tăng lên 2.000 và 3.000 ca/ngày. Lãnh đạo TP cũng chỉ đạo hoàn thành ngay cơ chế, chính sách để huy động lực lượng y, bác sỹ đã nghỉ hưu, lực lượng sinh viên ngành y tham gia hỗ trợ y tế tuyến cơ sở.
Tiếp tục tiêm vắc xin mũi 1 phòng COVID-19 cho những người chưa được tiêm, nhất là người có bệnh nền và học sinh cấp trung học cơ sở; tiêm mũi 2 cho học sinh trung học phổ thông đủ điều kiện và sẵn sàng tiêm mũi 3 cho đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ban Cán sự đảng UBND TP chỉ đạo tháo gỡ khó khăn về mua sắm và tiếp nhận hỗ trợ về thiết bị để bố trí xét nghiệm theo khu vực, bảo đảm trả kết quả nhanh; rà soát và bàn giao các cơ sở thu dung F0 cho các quận, huyện chưa có hoặc chưa đủ cơ sở thu dung vận hành phục vụ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Cấp ủy, chính quyền các quận, huyện, thị xã chuẩn bị sẵn sàng các phương án phòng chống dịch bệnh ở mức độ cao hơn, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Trực tiếp Bí thư cấp ủy, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phải lãnh đạo, chỉ đạo việc xác định cấp độ dịch và biện pháp tương ứng; nâng cao năng lực hệ thống y tế, thành lập mới các trạm y tế lưu động; tổ chức quản lý điều trị F0, cách ly F1 tại nhà đối với tất cả các phường, xã, thị trấn; tăng cường kiểm tra, giám sát từ cơ sở.
Các quận, huyện, thị xã phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, Sở GD&ĐT và căn cứ vào mức độ dịch để tổ chức xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể từng trường tổ chức cho học sinh đi học trở lại, gắn với công tác xét nghiệm và tiêm vắc xin để bảo đảm an toàn cho trẻ. Khi phát hiện trường hợp F0 là học sinh phải đánh giá nhanh triệu chứng để quyết định phương án điều trị, cách ly phù hợp.
Về nguy cơ lây lan dịch bệnh trong dịp lễ Noel và Tết Dương lịch 2022, Bí thư Thành ủy chỉ đạo, các cấp, các ngành phải vận động tổ chức tôn giáo tổ chức theo hình thức trực tuyến, nhưng vẫn phải bảo đảm trang trọng và hạn chế tập trung đông người; tuyên truyền sâu rộng để các vị chức sắc tôn giáo, bà con giáo dân và nhân dân cùng chia sẻ, chung tay với thành phố trong công tác phòng, chống dịch...
Theo thống kê từ Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 10/11 đến hết ngày 12/12, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 14.405 ca mắc (trung bình 232,32 ca/ngày), trong đó có 5.370 ca tại cộng đồng (chiếm 37,28%). Riêng 1 tuần gần đây, Hà Nội ghi nhận gần 5.300 ca mắc COVID-19 mới, trung bình gần 750 ca/ngày.
Tính đến hết ngày 12/12, có 9.017 trường hợp F0 ở Hà Nội đang được điều trị, trong đó có 6.084 F0 được điều trị tại các bệnh viện, cơ sở thu dung điều trị; 2.495 bệnh nhân không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ điều trị tại các trạm y tế lưu động; 438 F0 điều trị tại nhà.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 19.210 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 7.297 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 11.913 ca.
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam đã ghi nhận 1.428.428 ca mắc COVID-19, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 14.488 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.423.004 ca, trong đó có 1.053.095 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.055.912 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.730 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 5.321 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.256 ca; Thở máy không xâm lấn: 317 ca; Thở máy xâm lấn: 817 ca; ECMO: 19 ca
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 28.081 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 132.873.501 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 74.907.297 liều, tiêm mũi 2 là 57.966.204 liều.
Bảo An (tổng hợp)
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt