01:00 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Google, Facebook, YouTube, Netflix có thể phải nộp thuế tại Việt Nam

14:32 04/03/2021

(THPL) – Mới đây, Bộ Tài chính vừa đưa ra dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế.

Đáng chú ý tại dự thảo thông tư này nêu rõ, nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số với tổ chức, cá nhân ở Việt Nam được coi là có cơ sở thường trú tại Việt Nam.

Các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử nước ngoài phải thực hiện đăng ký giao dịch thuế điện tử cùng với đăng ký thuế thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế. Các nhà cung cấp nước ngoài sẽ được cấp các mã số thuế 10 số và cơ quan quản lý sẽ xây dựng các quy định về khai, nộp thuế với nhiều phương án, giải pháp khác nhau để họ lựa chọn.

Như vậy, với dự thảo thông tư này, Facebook, Google, YouTube... mặc dù không có cơ sở kinh doanh cố định tại Việt Nam, nhưng hoạt động qua phương thức thương mại điện tử tại Việt Nam sẽ phải đăng ký thuế, khai thuế và nộp các nghĩa vụ thuế tại cơ quan quản lý thuế của Việt Nam, theo trang CafeF.

Google, Facebook, YouTube, Netflix có thể phải nộp thuế tại Việt Nam (ảnh minh họa)

Dự kiến, các nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử nước ngoài được phép đăng ký giao dịch điện tử, đăng ký thuế lần đầu thông qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Sau khi thực hiện thành công thủ tục đăng ký thuế lần đầu, Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông tin về tên đăng nhập và mật khẩu truy cập của tài khoản giao dịch điện tử vào thư điện tử của người nộp thuế, để thực hiện khai thuế, nộp thuế trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài thực hiện ủy quyền cho tổ chức, đại lý thuế hoạt động theo pháp luật Việt Nam thì bên được ủy quyền có trách nhiệm thực hiện các thủ tục về thuế (đăng ký, kê khai, nộp thuế) theo hợp đồng đã ký với nhà cung cấp ở nước ngoài…

Báo VTV online thông tin, trước đó, ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng, Tổng cục Thuế cho biết, số thu thuế từ kinh doanh thương mại điện tử xuyên biên giới, chủ yếu qua 3 nhóm: Bán hàng qua mạng xã hội; Thu nhập từ hoạt động viết các ứng dụng trò chơi, quảng cáo qua Facebook, YouTube...; Các tổ chức, gia đình có hoạt động cho thuê nhà thông qua các trang mạng điện tử (Agoda, Booking...).

Lâu nay, các cá nhân, tổ chức tự kê khai, tự nộp thuế và họ đã thu nộp vào ngân sách Nhà nước hàng trăm tới hàng nghìn tỷ đồng.

Theo cơ quan Thuế, số thu thuế của các tổ chức thương mại điện tử nước ngoài trong các năm 2018 đến 2019 đạt ngưỡng nghìn tỷ đồng. Riêng năm 2018, thuế từ các doanh nghiệp tự kê khai và nộp khoảng 800 tỷ đồng, năm 2019 trên 1.000 tỷ đồng. Nhưng số thu này vẫn chưa phản ánh được hết thực tế hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói trên.

Bảo An (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu