14:13 ngày 27/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Gợi ý mâm cúng ngày Rằm tháng Giêng đầy đủ nhất

12:45 22/02/2024

(THPL) - “Lễ Phật cả năm không bằng cúng rằm tháng Giêng”, đó là câu nói dân gian phổ biến mà nhiều người biết đến. Trong ngày này, các gia đình Việt đều chuẩn bị lễ cúng chu đáo với mong muốn rước may mắn, tài lộc cho cả năm.

Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu là một trong những ngày quan trọng trong lịch âm của người châu Á. Cúng rằm tháng Giêng là một trong những lễ cúng quan trọng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng về cơ bản không khác nhiều so với Tết Nguyên Đán. 

Năm 2024, Rằm tháng Giêng rơi vào thứ 7, ngày 24/2 dương lịch. Vào ngày này, các gia đình thường làm hai lễ, một là cúng Phật, thần linh và hai là cúng gia tiên.

Lễ cúng Phật thường đơn giản với mâm cỗ chay thanh đạm cùng hương hoa đèn nến. Trong mâm cỗ cúng Phật thường có bánh trôi với ý nghĩa mong ước mọi việc được hanh thông, trôi chảy trong năm. Mâm cỗ chay thường có 5 màu sắc tượng trưng cho ngũ hành: đỏ (hỏa), xanh (mộc), đen (thổ), trăng (thủy), và vàng (kim). Nguyên liệu cho mâm cỗ chay là các món được chế biến từ rau củ xào hoặc luộc, có thể có thêm bánh trôi nước với mong muốn cả năm mọi việc đều trôi chảy, hạnh phúc tròn đầy.

Mâm cúng chay ngày rằm tháng Giêng. Ảnh: Internet

Mâm cúng gia tiên thường là mâm cỗ mặn, thường bao gồm 10 món được xếp xung quanh nhau tạo thành vòng tròn. Mâm cỗ mặn thường có 4 bát, 6 đĩa hoặc có thể nhiều hơn. Trong đó 4 bát gồm: Bát măng hầm, bát bóng thả, bát miến, bát mọc, 6 đĩa gồm: Thịt gà hoặc thịt lợn, giò hoặc chả, nem thính có thể thay bằng đĩa xào, dưa muối, đĩa xôi hoặc bánh chưng và nước chấm.

Một mâm cỗ cúng gia tiên. Ảnh minh hoạ

Những món ăn trong mâm cỗ cũng thể hiện những ước mong riêng của người Việt như: Bánh chưng tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài; Thịt lợn đã qua chế biến thuộc về âm, còn dưa hành rau củ thuộc về dương, âm dương kết hợp hài hòa tượng trưng cho sự phát triển.

Ngoài ra, trong mâm cỗ cúng còn có thêm cơm tẻ là lương thực ăn hàng ngày. Mâm cỗ có cả nếp lẫn tẻ, có âm có dương đầy đủ để sinh sôi nảy nở. Bên cạnh đó, mâm cơm cúng ngày rằm tháng Giêng cũng phải có đầy đủ các loại vị. Vị mặn từ nước chấm, vị cay từ ớt, vị chua của đĩa dưa hành muối, vị ngọt của bánh, tất cả tạo nên một mâm cỗ đủ đầy phong vị để cầu mong an lành trong năm mới.

Những điều kiêng kị trong ngày Rằm tháng Giêng

- Không để bàn thờ bụi bẩn: Trước khi cúng rằm tháng Giêng, các gia đình cần lau chùi, dọn dẹp bàn thờ gia tiên cho sạch sẽ. Nên thắp một nén nhang khấn xin thần linh, tổ tiên về việc lau dọn. Tuyệt đối không xê dịch bát hương trong quá trình lau dọn bàn thờ. Các vật phẩm cúng được bày biện gọn gàng, đúng thứ tự, tránh đổ vỡ.

- Kiêng mâu thuẫn bất hòa: Trong ngày Rằm tháng Giêng, mọi người trong gia đình tránh mâu thuẫn, sống chan hòa, vui vẻ. Cha mẹ cũng không nên để con cái khóc lóc nhiều trong ngày này.

- Không nên đi đến những nơi có nguồn âm khí nặng như mồ mả, nơi hoang vu... Rằm tháng Giêng được cho là ngày có âm khí mạnh, không nên ra ngoài sau 10 giờ tối.

- Không nên để thùng gạo trong nhà trống rỗng.

- Kiêng cho vay tiền trong ngày Rằm tháng Giêng.

- Không được mặc quần áo rách bởi theo quan niệm của người xưa, mặc quần áo rách sẽ bị vận rủi đeo bám.

- Trong ngày Rằm tháng Giêng, gia chủ không nên sát sinh, giết thịt gà vịt để tránh vận xui; cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, không nên nói điểm gở trong ngày này.

- Không nên ăn các đồ ăn như thịt chó, thịt mèo, thịt vịt...

- Kị trang trí nến: Nên trang trí bằng đèn thay vì nến. Ánh nến lung linh, mờ ảo có thể rất lãng mạn nhưng lại không hề tốt lành vì nó tượng trưng cho tang sự, điềm xui xẻo, cái chết.

- Kiêng không cắt tóc nhổ răng. Người xưa thường nói rằng "cái răng cái tóc là góc con người" nên trong ngày này bạn không nên cắt tóc, nhổ răng để bảo vệ sức khỏe của mình.

Mai Anh

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu