23:58 ngày 03/05/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Gói phục hồi kinh tế đã giải ngân được hơn 55.000 tỷ sau 8 tháng

15:21 07/09/2022

(THPL) - Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ đầu năm đến nay, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế đã giải ngân hơn 55.000 tỷ đồng.

Báo cáo tình hình tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2022, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết các hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục xu hướng phục hồi rất tích cực. Ổn định kinh tế vĩ mô được giữ vững, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm.

Báo Tuổi trẻ đưa tin, về triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, ông Dũng cho biết sau gần 8 tháng thực hiện đến ngày 2/9, giải ngân các chính sách hỗ trợ thuộc chương trình sơ bộ đạt 55.500 tỷ đồng.

Gồm các chương trình cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 10.073 tỷ đồng. Hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đạt 3.045 tỷ đồng cho gần 4,54 triệu lao động. Hỗ trợ 2% lãi suất đạt 13,5 tỷ đồng.

Giảm thuế giá trị gia tăng, thuế môi trường đối với nhiên liệu bay, xăng là 34.970 tỷ đồng. Chi phí cơ hội hỗ trợ thông qua gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất đến hết tháng 6/2022 là 7.400 tỷ đồng. Ngoài ra, gia hạn các loại thuế, tiền thuê đất là 52.000 tỷ đồng.

Gói phục hồi kinh tế giải ngân được 55.500 tỷ sau 8 tháng. Ảnh minh hoạ

Bộ trưởng đánh giá việc hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động thực hiện chưa được như kỳ vọng do chênh lệch số liệu khi xây dựng chính sách và triển khai thực tế, thủ tục còn phức tạp và chính quyền một số địa phương triển khai chưa quyết liệt; việc hỗ trợ lãi suất 2% còn hạn chế…

Về giải ngân đầu tư công, theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước giải ngân đến ngày 31/8 là hơn 212.227 tỷ đồng, đạt 39,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tính về số tuyệt đối giải ngân thì cao hơn cùng kỳ năm 2021 là 24.942 tỷ đồng.

Theo báo VnExpress, nhìn lại 8 tháng qua, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư đánh giá, kinh tế xã hội nhiều thách thức nhưng đang phục hồi tích cực. Các cân đối lớn vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát.

Kinh tế phục hồi còn được phản ánh qua số doanh nghiệp gia nhập, tái tham gia thị trường 8 tháng đạt gần 150.000 doanh nghiệp, tăng hơn 31% so với cùng kỳ 2021.

Ở chiều ngược lại, theo ông Dũng, kinh tế cũng đang đối diện nhiều thách thức về biến động giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào, thị trường thế giới chậm phục hồi... Nếu không có giải pháp điều hành, hỗ trợ kịp thời, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư nhận xét, có thể làm suy giảm tiềm năng phục hồi kinh tế, tác động dây chuyền đến nhiều ngành, lĩnh vực, đời sống người dân.

Nêu kinh nghiệm từ các quốc gia, ông nhấn mạnh việc chủ động phương án, kịch bản ứng phó các tình huống bất ngờ phát sinh, có tính đến độ trễ trong xây dựng, thực thi chính sách. Các bộ, ngành, địa phương cần nâng cao năng lực nội tại, tính tự chủ, khả năng tự thích ứng của nền kinh tế; đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng chiến lược.

Tuấn Minh (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu