Giải pháp tăng tốc chuyển đổi số trong ngành Y tế
(THPL) - Covid-19 thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong tất cả lĩnh vực, đặc biệt là y tế. Ngược lại, chuyển đổi số cũng chính là chìa khóa quan trọng cho ngành Y chống lại bệnh dịch này.
Tin liên quan
- Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Xóa nám, trẻ hóa da “thần tốc” với Meso Extra không kim - Làm đẹp chuẩn Y khoa
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
Bí quyết chinh phục kỳ thi IELTS cùng The IELTS Workshop
Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng bệnh viện
» VNDirect: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc vào năm 2022
» Thị trường ngày 25/8: Giá cà phê tăng tốc, hồ tiêu giữ ổn định
» Tăng tốc cuối năm, CRE báo lãi hơn 301 tỷ đồng trong năm 2020
Xu thế tất yếu
Những năm qua, xu hướng ứng dụng công nghệ trong y tế số phát triển mạnh như trí tuệ nhân tạo AI, y tế từ xa cho phép các bệnh viện, bác sĩ trao đổi thông tin về bệnh nhân qua màn hình để thảo luận phác đồ điều trị, chia sẻ các kiến thức chuyên môn.
Thực hiện đề án phát triển mạng lưới y tế cơ sở, trong năm 2019, Bộ Y tế thực hiện bệnh án điện tử, thí điểm phần mềm Hồ sơ quản lý sức khỏe điện tử cá nhân (EHR) tại 8 tỉnh, thành phố trên cả nước, cho phép các cơ sở y tế, bác sỹ ở bất kỳ đâu đều có thể tra cứu đầy đủ thông tin về hiện trạng sức khỏe của người bệnh, giúp cho việc chuẩn đoán và điều trị hiệu quả hơn.
Đồng thời, ngành Y tế cũng đẩy mạnh việc xây dựng sử dụng cơ sở dữ liệu danh mục dùng chung gắn liền với mã định danh (ID), làm nền tảng cho việc trao đổi thông tin, khả năng tích hợp giữa các hệ thống trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để các bệnh viện chủ động hoàn thiện hệ thống thông tin bệnh viện.
Cũng trong năm 2019, phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin quản lý và kết nối liên thông các nhà thuốc trên toàn quốc đã được thực hiện, qua đó giúp thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu ngành dược quốc gia đảm bảo truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng, giá mua vào/bán ra của các loại thuốc tại các cơ sở cung ứng thuốc, giúp quản lý hiệu quả hơn việc kê đơn, bán thuốc.
Bước sang năm 2020, mặc dù phải gồng mình chống chọi dịch bệnh Covid-19 có sức lây lan chóng mặt, song ngành Y tế Việt Nam xem đây là cơ hội để chuyển mình, có những bước tiến xa hơn trong hành trình chuyển đổi số với một loạt những ứng dụng mới.
Nhằm hỗ trợ người dân được chăm sóc sức khỏe trong giai đoạn cách ly xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, vào tháng 4/2020, Việt Nam đã triển khai nền tảng hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa, đáp ứng 6 lĩnh vực gồm: Tư vấn y tế từ xa, hội chẩn tư vấn khám chữa bệnh từ xa, hội chẩn tư vấn chẩn đoán hình ảnh từ xa, hội chẩn tư vấn giải phẫu bệnh từ xa, hội chẩn tư vấn phẫu thuật từ xa, đào tạo chuyển giao kỹ thuật khám chữa bệnh từ xa.
Nhờ đó, hệ thống khám chữa bệnh từ xa tại hàng nghìn bệnh viện và cơ sở y tế đồng loạt được thực hiện, giúp giảm số lượng người trực tiếp đến bệnh viện hay giảm bệnh nhân dồn về tuyến trên, qua đó tiết kiệm hàng chục ngàn tỉ đồng mỗi năm. Bên cạnh đó, người dân có thể dễ dàng theo dõi sức khỏe qua ứng dụng hoặc website, kết nối với bác sĩ qua nhiều hình thức hoặc tương tác với người thân, người có cùng bệnh và cập nhật thông tin hướng dẫn điều trị.
Nói về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh tại bệnh viện, ông Đặng Thanh Hùng, Trưởng phòng Công nghệ thông tin, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM cho biết, nhờ quá trình số hóa, Bệnh viện Nhi đồng 1 sở hữu kho dữ liệu cảnh báo và ứng dụng nguyên lý máy học trong hệ thống nhắc kê đơn an toàn, giúp giảm tỷ lệ sai sót trong kê đơn ngoại trú từ 15,5% xuống còn 9,2%.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông minh và thiết bị IoT trong quản lý môi trường kho thuốc cũng giúp quản lý tập trung, giảm nguồn lực bảo trì, giải quyết sự cố nhanh hơn đồng thời tiết kiệm điện năng hơn 25 lần so với máy tính bình thường. Ngoài ra, Bệnh viện tiết kiệm gần 1 tỷ đồng mỗi năm cho khoản thay thế 600 máy tính, bảo vệ môi trường do nhiệt và lượng bụi và thiết bị hỏng phế thải ra môi trường ít hơn nhiều so với máy tính. Mô hình này giảm chi phí đầu tư ba lần nhưng vẫn đảm bảo an toàn thông tin.
Tại Bệnh viện Sản- Nhi Bắc Ninh, khi chưa thực hiện bệnh án điện tử, bình quân mỗi năm phải bố trí khu vực kho để lưu trữ khoảng hơn 30 nghìn bệnh án giấy, dẫn đến nguy cơ không còn diện tích kho chứa. Trong khi đó, việc sử dụng túi giấy, phim X.quang, CT làm tăng chi phí và phát sinh chất thải nhựa, người bệnh vẫn phải chờ đợi lâu để làm các thủ tục hành chính, do đó làm giảm mức độ hài lòng.
Tuy nhiên, sau khi thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin các kết quả xét nghiệm sẽ được chuyển theo đường mạng về khoa liên quan và lưu vào cơ sở dữ liệu của bệnh viện để bác sĩ điều trị có thể vào tham khảo.
Bác sĩ Nguyễn Văn Mạnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết từ cuối năm 2018, Bệnh viện đã được Bộ Y tế thẩm định và trở thành một trong 10 bệnh viện đầu tiên của cả nước áp dụng bệnh án điện tử.
Hệ thống phần mềm bệnh án điện tử được sử dụng thống nhất, liên kết với tất cả khoa, phòng trong bệnh viện, bệnh nhân được quản lý bằng mã số. Thông tin về tất cả các lần khám chữa bệnh, chụp, chiếu, mổ... của bệnh nhân đều được số hóa, lưu trữ một cách khoa học và sử dụng đơn thuốc điện tử.
Theo bác sĩ Mạnh, thực hiện bệnh án điện tử góp phần giảm thiểu sai sót y khoa (do nhập lại, do chữ viết tay); đồng thời rất thuận tiện cho bệnh nhân và kể cả bên BHYT trong thanh, quyết toán chi phí khám, chữa bệnh. Bên cạnh đó, thay vì phải cầm hồ sơ giấy sang bảo hiểm xã hội như trước đây, bệnh viện chỉ cần chuyển hồ sơ điện tử cho bên bảo hiểm xã hội qua phần mềm.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh còn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn bệnh viện. Các phiếu chỉ định xét nghiệm, chỉ định chiếu chụp, mẫu xét nghiệm, trả kết quả đều được dán mã code (mã phản hồi nhanh). Qua đó, bác sĩ chỉ cần quét mã là đọc kết quả xét nghiệm, nhìn phim chiếu chụp của bệnh nhân trên hệ thống máy tính. Điều này giúp bệnh nhân đến khám bệnh không phải ngồi chờ kết quả xét nghiệm để cầm về phòng khám như trước. Chi phí khám, chữa bệnh cũng được hệ thống tự động tính, đảm bảo độ chính xác cao. Người bệnh hay người nhà bệnh nhân có thể thanh toán bằng thẻ ngân hàng thay vì phải dùng tiền mặt như trước đây.
Về phía Bộ Y tế, đại diện Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho hay, cơ quan này đã khảo sát 2 doanh nghiệp chiếm 70% thị phần phim chụp X-quang, cộng hưởng từ, CT thì chi phí để mua phim đã là 3.000 tỷ đồng. Ước tính tổng chi phí này ở Việt Nam sẽ khoảng 4.000 tỷ đồng/năm. Nếu chuyển tất cả sang sử dụng hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh (PACS) sẽ tiết kiệm được khoản tiền này để chi cho chuyển đổi số trong bệnh viện.
Đồng thời, thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm, nâng cao chất lượng chẩn đoán, hội chẩn từ xa, quản lý lưu trữ tốt hơn, chống lạm dụng và kiểm soát chất lượng xét nghiệm.
Không thể chậm hơn
Thời gian qua ngành Y tế đã triển khai một loạt chương trình, kế hoạch để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. Theo khẳng định của người đứng đầu ngành Y tế, 100% bệnh viện trên toàn quốc đã triển khai hệ thống thông tin quản lý bệnh viện; có 10 bệnh viện và 1 phòng khám đã triển khai bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy; 23 bệnh viện đã triển khai hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) thay cho in phim.
Để đạt được kết quả ban đầu nêu trên theo lãnh đạo Bộ Y tế, quá trình chuyển đổi số đang có sự tham gia tích cực của nhiều doanh nghiệp y tế như Viettel Solutiones, Facare, Vmed group, VNPT, FPT Healthcare… Và để tăng hiệu quả của quá trình chuyển đổi số trong ngành Y tế, theo bà Nguyễn Thy Nga, Tổng giám đốc V-startup, dù có nhiều tiềm năng tham gia vào lĩnh vực chuyển đổi số trong ngành Y tế song các startup công nghệ y tế tại Việt Nam cần cẩn trọng khi chọn đối tượng khách hàng là BV, vì là hệ thống phức tạp về pháp lý, phần mềm, dữ liệu.
Để tăng hiệu quả chuyển đổi số trong ngành Y tế, theo bà Nga, cần liên kết chuỗi và gia tăng trải nghiệm. Lý do là trong ngành Y tế, sản phẩm công nghệ y tế không chỉ thu hút người tiêu dùng cá nhân mà còn phải tiện ích với các bên liên quan, từ bác sỹ và bệnh nhân đến các nhà quản lý và bảo hiểm.
Đưa ra quan điểm về dữ liệu y tế, ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) cho rằng, biện pháp căn cốt để tạo cơ chế khai thác an toàn và hiệu quả dữ liệu y tế là cần giải quyết đồng thời 2 thách thức chính về mặt pháp lý và về mặt kỹ thuật.
Và trong khi dịch Covid-19 còn hoành hành như hiện nay, nói về việc thực hiện chuyển đổi số trong ngành Y tế, các chuyên gia kinh tế nhận định, nếu không sớm ban hành cơ chế thử nghiệm pháp lý giúp cơ sở phát huy hiệu quả Việt Nam có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội trong chuyển đổi số cho một thị trường có quy mô xấp xỉ 23 tỷ USD.
Ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết, dù đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận về chuyển đổi số song ngành Y tế cũng thừa nhận, nguồn lực y tế còn nhiều hạn chế, hệ thống y tế cơ sở chưa được đầu tư phù hợp về cơ sở vật chất và cán bộ trong khi các bệnh viện tuyến trên thường xuyên trong tình trạng quá tải.
Bên cạnh đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe tại tuyến xã và tại cộng đồng còn thiếu năng lực, hệ thống bác sỹ gia đình và phòng khám gia đình đã hình thành nhưng chưa có đủ nguồn nhân lực hỗ trợ và chưa có cơ chế thích hợp.
Bên cạnh đó, ngành Y tế nước ta hiện cũng đang đứng trước nhiều thách thức lớn trong khi hệ thống y tế chưa được chuẩn bị tốt để đối phó, như chuyển đổi dịch tễ học với gia tăng các bệnh không lây nhiễm và các yếu tố nguy cơ, xu hướng già hóa dân số, các bệnh dịch mới nổi hoặc tái xuất hiện, các vấn đề sức khỏe liên quan đến biến đổi khí hậu.
Thêm vào đó, đánh giá tình hình thực tế cho thấy, những ứng dụng thành quả của cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực y tế ở nước ta chưa thật sự mạnh mẽ. Hiện nay các phần mềm quản lý bệnh viện chưa được khai thác tối đa, đặc biệt là tại các cơ sở y tế tuyến dưới. Các ứng dụng như Telemedicine, Mobile health, Y tế điện tử… còn rất yếu và chưa có đầy đủ cơ chế, chính sách hỗ trợ. Tất cả các điều này phải được xóa tan bởi một cơ chế quản trị hợp lý, chính sách phù hợp và nền tảng công nghệ hiện đại.
Mục tiêu của ngành là tới năm 2025 có 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 tích hợp lên cổng quốc gia triển khai trên thiết bị di động, 90% người dân được định danh y tế, 60 % dịch vụ y tế được thanh toán điện tử, 20% lượt khám chữa bệnh từ xa, 50% lượt đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến, 15% bệnh viện (tương đương 210 bệnh viện) chuyển đổi số thành công với triển khai bệnh án điện tử, thanh toán không tiền mặt, 70% bệnh viện có hệ thống khám chữa bệnh từ xa, đăng ký khám chữa bệnh trực tuyến, 100% người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử, kết nối với tất cả các cơ sở khám chữa bệnh.
An Hà
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt