Giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp giảm mạnh trong tháng 7
(THPL) - Tháng 7 vừa qua, theo thống kê của FiinGroup, quy mô giá trị phát hành trái phiếu sụt giảm mạnh, với giá trị phát hành chỉ ở mức gần 22.000 tỷ đồng.
Tin liên quan
- Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
Giá vàng và ngoại tệ ngày 22/11: Vàng tăng tiếp, USD lên mốc 107
BIDV hợp tác toàn diện với Đại Dũng Corp triển khai các dự án xanh
» Bộ Tài chính phản hồi về 9 lô trái phiếu của Tân Hoàng Minh
» Tỷ giá USD hôm nay 25/6: Quay đầu lao dốc trong bối cảnh lợi suất trái phiếu giảm
» Dòng tiền âm nặng, Phát Đạt (PDR) tìm vốn từ phát hành trái phiếu
Trái phiếu doanh nghiệp là 1 trong 3 kênh dẫn vốn chính cho nền kinh tế. Với thế mạnh là kênh đầu tư an toàn, ít rủi ro và có lãi suất hấp dẫn nên trái phiếu doanh nghiệp rất được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp đã chiếm đến 15% GDP trong năm ngoái.
Tuy nhiên, tháng 7 vừa qua, theo thống kê của FiinGroup, quy mô giá trị phát hành trái phiếu sụt giảm mạnh, với giá trị phát hành chỉ ở mức gần 22.000 tỷ đồng, giảm lần lượt 65% so với cùng kỳ năm ngoái và hơn 48% so với tháng 6.
Có 21/24 lô phát hành thuộc về các tổ chức tín dụng, nên có khoảng gần 19,5 nghìn tỷ phát hành thuộc về nhóm này. Đứng vị trí thứ hai với ngành thương mại và dịch vụ với 2 đợt phát hành, đạt giá trị hơn 1.000 tỷ đồng và chiếm 8% thị trường sơ cấp. Nhóm bất động sản chỉ chiếm tỷ trọng vỏn vẹn 2% trong số các đợt phát hành trong tháng 7.
Theo báo Tuổi trẻ, trong năm 2022, Bộ Tài chính cho biết, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn khoảng 144.500 tỷ đồng, trong đó khối lượng trái phiếu bất động sản đáo hạn (đến hạn trả nợ gốc) chiếm 43,2%, tương đương 62.470 tỷ đồng. Khối lượng trái phiếu do các tổ chức tín dụng phát hành đáo hạn khoảng 29.160 tỷ đồng, chiếm khoảng 20,2% tổng khối lượng trái phiếu đáo hạn.
Trong những năm tới, lượng trái phiếu doanh nghiệp đến hạn trả nợ gốc sẽ tiếp tục tăng mạnh. Chẳng hạn trong năm 2023, khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đến hạn thanh toán nợ gốc là 271.400 tỷ đồng, riêng trái phiếu bất động sản khoảng 207.800 tỷ đồng.
Khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đến hạn thanh toán nợ gốc trong năm 2024 tiếp tục tăng lên mức 329.500 tỷ đồng, trong đó trái phiếu bất động sản khoảng 207.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp các trái phiếu doanh nghiệp bị hủy trong vụ Tân Hoàng Minh, Bộ Tài chính cho biết các doanh nghiệp phát hành vẫn đang thanh toán đầy đủ gốc, lãi TPDN cho nhà đầu tư, dù vẫn tiềm ẩn rủi ro do khối lượng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn tập trung trong giai đoạn 2022 - 2024.
"Với kinh tế vĩ mô tăng trưởng ổn định, định hướng điều hành theo hướng tạo điều kiện cho doanh nghiệp phục hồi và phát triển, các doanh nghiệp có khả năng thanh toán đủ cả gốc lẫn lãi trái phiếu doanh nghiệp đến hạn", Bộ Tài chính nhận định.
Liên quan đến thị trường trái phiếu, theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp rất lớn nhưng cần sớm xây dựng hạ tầng hoàn thiện cho thị trường phát triển. Trong phát hành trái phiếu, điều quan trọng nhất là phải có xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp phát hành. Tuy nhiên, hoạt động này còn mới mẻ ở Việt Nam, đến nay cả nước mới có 2 công ty xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.
Cũng theo ông Hiếu, xếp hạng tín nhiệm là công cụ cần thiết do các nhà đầu tư nhỏ lẻ không có khả năng phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành. "Nhà đầu tư rất cần có bên độc lập thứ ba để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành, phân tích khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành nhằm giảm thiểu những rủi ro", ông Hiếu nói.
Theo báo VTV News, Việt Nam vốn là một thị trường còn non trẻ, chính vì vậy dư địa cho thị trường trái phiếu còn tương đối lớn. Mục tiêu đặt ra là tăng từ 15% lên thành 20% GDP trong năm 2025. Để đạt được mục tiêu này, cần có sự đồng lòng chung sức của Chính phủ, các bộ, ban, ngành cũng như các doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Quan trọng nhất bây giờ là từ các kinh nghiệm trong quá trình phát triển, chúng ta đưa ra được cách thức phù hợp, thay vì phản ứng thái quá trước những sự thay đổi. Việc phản ứng thái quá chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển chứ không làm thay đổi cục diện vấn đề.
Nếu có thể phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp lớn mạnh thì đây chính là nguồn tài chính dài hạn quan trọng cho đầu tư và hỗ trợ triển vọng tăng trưởng của đất nước.
Tuấn Anh (t/h)
Tin khác
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
-
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
(THPL) - HoSE vừa có thông báo về việc đã nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của Công ty Cổ phần Vận tải và Tiếp vận Phương...23/11/2024 15:07:17Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
(THPL) - Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, nguyên nhân có thể xuất phát từ cuộc xung đột...23/11/2024 15:05:56Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt