23:10 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Giá lương thực và thực phẩm kéo CPI tháng 3 giảm 0,23%

Minh Anh (t/h) | 08:33 30/03/2024

(THPL) - Trong tháng 3/2024, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0,23%. Nguyên nhân do nhu cầu của người dân giảm sau dịp Tết Nguyên đán khiến giá hàng hóa và dịch vụ thiết yếu trên thị trường giảm, đặc biệt là lương thực, thực phẩm.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2024 giảm 0,23% so với tháng trước. Tuy nhiên, tính chung quý 1/2024, CPI tăng 3,77% so với cùng kỳ năm trước. Trong mức giảm 0,23% của CPI tháng 3/2024 so với tháng trước, có 7 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm và 4 nhóm hàng có chỉ số giá tăng.

Bảy nhóm hàng và dịch vụ có chỉ số giảm giá gồm: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm mạnh nhất với mức 0,76%; nhóm giáo dục giảm 0,29%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,12%; nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,07% theo quy luật tiêu dùng sau Tết Nguyên đán giảm; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm 0,06% do thời tiết các tỉnh miền Bắc ấm dần lên và người dân thắt chặt chi tiêu sau Tết; nhóm giao thông giảm 0,03%.

Giá lương thực và thực phẩm kéo CPI tháng 3 giảm 0,23%. Ảnh minh hoạ

Tính chung CPI quý 1/2024 tăng so với cùng kỳ năm trước do một số nguyên nhân chủ yếu, như giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Lễ ông Công, ông Táo và Tết Nguyên đán tăng cao làm cho chỉ số giá gạo quý 1/2024 tăng 21,71% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng.

Về giá vàng và đô la Mỹ, chỉ số giá vàng tháng 3/2024 tăng 4,59% so với tháng trước; bình quân quý 1/2024, chỉ số giá vàng tăng 18,23%. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 3/2024 tăng 0,88% so với tháng trước; bình quân quý 1/2024 tăng 3,97%.

Lạm phát cơ bản tháng 3/2024 tăng 0,03% so với tháng trước và tăng 2,76% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý 1/2024, lạm phát cơ bản bình quân tăng 2,81% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,77%) chủ yếu do giá lương thực, xăng dầu, giá dịch vụ y tế và giá dịch vụ giáo dục là yếu tố tác động tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính toán lạm phát cơ bản.

Minh Anh (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu