Đường sắt Việt Nam báo lãi giảm mạnh trong nửa đầu năm 2018
(THPL) - Tính chung 6 tháng đầu năm, VNR tạo ra 1.270 tỷ đồng doanh thu thuần, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế thu về chỉ đạt 108,6 tỷ đồng.
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) vừa công bố báo cáo tài chính công ty mẹ quý II/2018 ghi nhận sự tăng trưởng về doanh thu. Theo đó, doanh thu trong kỳ VNR đạt 643,9 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn tăng mạnh 18,3% khiến lợi nhuận gộp của VNR giảm 26% so quý II/2017.
Dù chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ đều giảm đồng thời doanh thu tài chính ghi nhận tăng 7,7 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế của VNR vẫn giảm 17,5% so với quý II/2017 xuống mức 38,2 tỷ đồng.

Tính chung 6 tháng đầu năm, VNR tạo ra 1.270 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 8,3% so với nửa đầu năm ngoái tuy nhiên lợi nhuận sau thuế thu về chỉ đạt 108,6 tỷ đồng, ghi nhận mức giảm tới 20,4% so với cùng kỳ năm 2017.
Vận tải hành khách đường sắt với việc giá vé tàu không cạnh tranh được với hàng không giá rẻ và vận tải ô tô đường bộ nên 6 tháng ước tính đạt 4,5 triệu lượt khách, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước và 1,9 tỷ lượt khách.km, giảm 4,5%. Dù vậy, vận tải hàng hóa bằng đường sắt vẫn đạt 2,9 triệu tấn, tăng 4,1% và 1,9 tỷ tấn.km, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính đến hết 30/06, tổng tài sản của VNR đã đạt mức 15.486 tỷ đồng, tăng nhẹ so với thời điểm đầu năm. Tài sản dài hạn chiếm đến 86,4% tổng tài sản chủ yếu là tài sản cố định hữu hình (phương tiện vận tải, nhà cửa, máy móc…) với nguyên giá lên đến 22.692 tỷ đồng, giá trị còn lại đạt hơn 10.834 tỷ đồng. Ngoài ra, VNR cũng đang vay nợ lên đến 726,3 tỷ đồng, toàn bộ là nợ dài hạn.
Trước đó, VNR đặt mục tiêu năm 2018 doanh thu đạt 8.591 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 158 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 374 tỷ đồng.
Mới đây, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đồng ý bố trí 7.000 tỷ đồng cho ngành đường sắt. 7.000 tỷ đồng là khoản vốn nằm trong gói ngân sách 15.000 tỷ đồng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Số vốn này được VNR xây dựng và Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt, trình Chính phủ xin bố trí vốn từ đầu năm 2017.
Theo chiến lược, kế hoạch của ngành đường sắt được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt, đến năm 2030, ngành đường sắt cần tổng nguồn vốn dành cho cải tạo, nâng cấp tuyến đường hiện hữu là 110.000 tỷ đồng, trong đó giai đoạn đến năm 2020 là 48.000 tỷ đồng và giai đoạn 2020 - 2030 khoảng 62.000 tỷ đồng.
Tin khác
Dự kiến nhà ga T3 Tân Sơn Nhất sẽ đón chuyến bay đầu tiên vào ngày 17/4
Thủ tướng: Từ 1/7/2025 vận hành bộ máy mới sau khi sắp xếp, sáp nhập
Hành trình lan tỏa yêu thương "từ Thủ đô đến vùng cao" của dự án Nguyệt Vũ
Tạm dừng thông quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị từ ngày 15 đến 17/4
Kịch tính đến phút cuối: Nam A Bank Vietnam Footgolf Open 2025 tìm ra nhà vô địch
Chuỗi chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Làn sóng đầu tư đổ bộ miền Trung: Thị trường bất động sản vào thời kỳ vàng
(THPL) - Trong bối cảnh nền kinh tế cả nước đang phục hồi và hướng tới chuyển đổi số, thị trường bất động sản miền Trung đang...14/04/2025 19:01:23Thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc liên tục khởi sắc
(THPL) - Trong quý I/2025, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc đạt 51,25 tỷ USD. Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu...14/04/2025 18:26:31Đề xuất giao Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư dự án điện hạt nhân dưới 2.000MW
(THPL) - Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, cần làm rõ cơ sở, tác động và ảnh hưởng của phân cấp, phân quyền trong thực hiện các...14/04/2025 15:33:01Vinmec được công nhận là Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng xuất sắc đầu tiên của Việt Nam
(THPL) - Ngày 14/4/2025, Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch Lâm sàng thuộc Hệ thống Y tế Vinmec chính thức được Tổ chức Dị ứng Thế giới (World...14/04/2025 15:33:41