08:22 ngày 26/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Dự báo xuất khẩu vải thiều sẽ gặp thuận lợi trong niên vụ 2023

21:26 26/05/2023

(THPL) - Để chủ động trong việc tiêu thụ vải thiều, tránh trình trạng “được mùa, mất giá”, tỉnh Bắc Giang xác định hình thức tiêu thụ chủ yếu là bán quả vải tươi và chế biến vải thiều tại chỗ bằng hình thức sấy khô, đóng hộp, ép nước… Vải thiều Lục Ngạn sẽ được tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu.

Theo thống kê, năm 2023, toàn tỉnh Bắc Giang có 29,7 nghìn ha trồng vải thiều. Sản lượng ước đạt hơn 180.000 tấn, tăng khoảng 20.000 tấn so với năm ngoái. Trong đó, diện tích trồng vải đạt tiêu chuẩn VietGAP là 15.600 ha với sản lượng ước đạt 115.000 tấn; đạt tiêu chuẩn GlobalGAP là 215 ha với sản lượng khoảng 2.500 tấn.

Để chủ động trong việc tiêu thụ vải thiều, tránh trình trạng “được mùa, mất giá”, tỉnh Bắc Giang đã cùng các Cục, Vụ, Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài của Bộ Công Thương nắm bắt thông tin thị trường để xây dựng kế hoạch xuất khẩu. Đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp thuộc 2 tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc) đã sang khảo sát, ký kết các hiệp ước kinh tế thương mại trong đó cam kết hỗ trợ Bắc Giang xuất khẩu vải thiều sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, thị trường Mỹ, Nhật Bản… đều khá thuận lợi cho xuất khẩu vải thiều của Việt Nam.

Với thị trường nội địa, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang đã làm việc với các tập đoàn bán lẻ, ban quản lý các chợ đầu mối… ký kết 35 biên bản ghi nhớ hợp tác tiêu thụ vải thiều với sản lượng trên 100.000 tấn. Huyện Lục Ngạn cho biết, năm 2023, huyện duy trì sản xuất trên 17,3 nghìn ha vải thiều, tăng 1,6 nghìn ha so với năm 2022.

Vải thiều Việt Nam sẵn sàng xuất khẩu đi Mỹ, Nhật Bản. Ảnh minh hoạ

Năm nay, UBND huyện Lục Ngạn định hướng tiêu thụ vải thiều gắn với thu hút phát triển du lịch. Để tạo điểm nhấn cho vụ thu hoạch vải thiều, huyện Lục Ngạn sẽ tổ chức chương trình du lịch “ Lục Ngạn mùa vải chín”, lựa chọn các nhà vườn đẹp, kết nối, xây dựng các tour, tuyến du lịch trải nghiệm mùa vải, gắn với các điểm du lịch, thắng cảnh đẹp của huyện. Chương trình được tổ chức với một chuỗi các hoạt động trải nghiệm, văn hóa hấp dẫn.

Huyện xác định hình thức tiêu thụ chủ yếu là bán quả vải tươi và chế biến vải thiều tại chỗ bằng hình thức sấy khô, đóng hộp, ép nước… Vải thiều Lục Ngạn sẽ được tiêu thụ cả trong nước và xuất khẩu. Lãnh đạo huyện Lục Ngạn cho biết, địa phương sẽ hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho người dân, doanh nghiệp tiêu thụ vải thiều, hỗ trợ xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đẩy mạnh tiêu thụ loại trái cây đặc sản này.

Liên quan đến trái vải, theo Sở Công Thương tỉnh Hải Dương, huyện Thanh Hà có 3.265 ha vải thiều; trong đó 1.700 ha vải sớm. Toàn huyện có khoảng 500 ha vải đã được công nhận đạt tiêu chuẩn GAP; trong đó có 400 ha VietGAP và 50 ha GlobalGAP còn hiệu lực. Năm 2023, dự kiến tiếp tục sản xuất và chứng nhận đạt chuẩn GAP khoảng 200 ha.

Hiện nay, vải thiều Thanh Hà đã được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản, châu Âu, Australia... và dần chinh phục được thị hiếu của người tiêu dùng các quốc gia này với sản lượng xuất khẩu tăng dần theo từng năm. 

Tuấn Kiệt (T/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu