14:01 ngày 29/03/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Dự báo doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sẽ gặp khó trong nửa đầu năm 2023

17:57 06/03/2023

(THPL) - Lạm phát giá thực phẩm và nhiên liệu khiến các hộ gia đình thu nhập thấp hạn chế chi tiêu, kể cả với những thực phẩm có giá phù hợp như cá tra. Điều này khiến doanh thu của các doanh nghiệp cá tra đi xuống đến 60%.

Theo thông kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), trong tháng 1/2023, xuất khẩu cá tra giảm sâu 61% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 84 triệu USD do lạm phát gia tăng ở các thị trường lớn. Ngoài ra, nguyên nhân khách quan khiến xuất khẩu cá tra giảm là tháng 1 có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các nhà máy chế biến xuất khẩu thủy sản đều ngừng sản xuất 7-10 ngày.

Do vậy, xuất khẩu cá tra sang hầu hết các thị trường và khối thị trường chính đều giảm 30 – 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Những doanh nghiệp xuất khẩu cá tra hàng đầu đều ghi nhận giảm doanh số 40-57% so với tháng 1/2022. Trong đó, Vĩnh Hoàn và IDI Corp đều giảm 57%, Vạn Đức Tiền Giang giảm 55%, Nam Việt giảm 47% và Godaco giảm 40%.

Nhu cầu về cá tra được dự báo là sẽ tiếp tục giảm ở hầu hết các thị trường cho đến quý III/2023, tuy nhiên trong quý IV vẫn còn một số thị trường nhỏ duy trì mức tăng trưởng cao như Hà Lan (tăng 84%), Đức (tăng 171%), Bỉ (tăng 55%), Mexico, Úc và Singapore vẫn duy trì tăng trưởng 5-21%, cho thấy vẫn còn tiềm năng xuất khẩu tới những quốc gia này trong nửa đầu năm.

Dự báo doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sẽ gặp khó trong nửa đầu năm 2023. Ảnh minh hoạ

Trong diễn biến liên quan, các chuyên gia dự báo, hiện tượng El Nino khả năng cao sẽ quay trở lại vào năm 2023, khiến cho thời tiết toàn cầu sẽ nóng và khô hạn hơn, ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng và thu hoạch.Trên cơ sở này, giá ngũ cốc trong năm 2023 sẽ vẫn duy trì ở mức cao. Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, nên nếu tỷ giá tiếp tục tăng cao trong năm 2023 sẽ ảnh hưởng đến chi phí đầu vào cho việc nuôi cá.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp cá tra cũng đang tích cực nâng cao tỷ lệ tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào, định hướng sản xuất kinh doanh theo một chu trình khép kín từ khâu tạo giống, chế biến thức ăn, đến thành phẩm về cá.

Các chuyên gia và nhiều đơn vị cũng dự báo, năm 2023 vẫn còn nhiều rủi ro, nổi bật là lạm phát làm giảm sức mua và rủi ro chênh lệch tỷ giá. Tổng cục Thủy sản đặt mục tiêu xuất khẩu nhóm hàng này đạt 10 tỷ USD cho năm nay, giảm 9% so với cùng kỳ. Riêng tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản vẫn giảm 31% so với cùng kỳ, đạt quanh 600 triệu USD. Trong đó, cá tra giảm 50%, tôm giảm 46%, cá ngừ giảm 32%...

Theo dự báo của nhóm phân tích SSI Research, hàng tồn kho sẽ được xử lý hoàn toàn vào khoảng quý III, khi đó các đơn đặt hàng mới được khởi động trở lại. Tuy nhiên, việc Trung Quốc mở cửa trở lại được coi là chất xúc tác cho ngành thủy sản. Mặc dù cần thêm thời gian để đánh giá tác động, SSI Research tin rằng điều đó sẽ có lợi cho doanh thu của ngành vì Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam. Nhưng đổi lại, thị trường tỷ dân thường có giá bán bình quân luôn thấp hơn khoảng 40% so với Mỹ, nên không đủ mang lại cơ hội phục hồi lợi nhuận của các công ty trong nửa đầu năm. Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ giảm kết hợp chi phí tài chính tăng có thể khiến các công ty công bố mức tăng trưởng lợi nhuận âm cả năm.

Tuấn Minh (t/h)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu