Dự báo 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021
(THPL) - Vừa qua, trong "Báo cáo Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021: Đổi mới để thích ứng", Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã dự báo 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế trong năm 2021.
Được biết, thời gian qua, hai đợt bùng phát đại dịch Covid-19 đã tác động trực diện, sâu rộng đến nền kinh tế; sản xuất kinh doanh đình trệ, đặc biệt là dịch vụ, vận tải, lưu trú và các doanh nghiệp phụ thuộc vào xuất khẩu...; việc làm, thu nhập người lao động suy giảm nghiêm trọng. Các tổ chức quốc tế và trong nước dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2020 trong khoảng từ 1,5-3,3% (tổ chức quốc tế: 1,5-3,3%; tổ chức trong nước: 2-3%).
Tuy nhiên, với sự nỗ lực của Chính phủ trong điều hành các chính sách kích cầu nội địa, chính sách tài khóa kết hợp chính sách tiền tệ, kinh tế Quý III/ 2020 đã bắt đầu hồi phục, tạo đà thuận lợi cho sự phục hồi của tăng trưởng kinh tế năm 2021.
Trang CafeF đưa tin, năm 2021, các tổ chức trong nước và quốc tế dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh trở lại và thuộc nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao so với khu vực và trên thế giới, trong miền từ 6,3-11,2%.
Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể đạt mức 5,98% theo Kịch bản 1, và 6,46% trong Kịch bản 2. Lạm phát bình quân năm 2021 lần lượt đạt 3,51% và 3,78%.
Xuất khẩu cả năm dự báo tăng 4,23% trong Kịch bản 1 và tăng 5,06% trong Kịch bản 2. Thặng dư thương mại dự báo tương ứng ở các mức 5,49 tỷ USD và 7,24 tỷ USD.

Chuyên gia của CIEM cho rằng, trong năm 2021, Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như: (1) CMCN 4.0 và chuyển đổi số tiếp tục chuyển biến nhanh, ảnh hưởng đến sự phát triển của cả doanh nghiệp và thị trường trong nước Việt Nam; (2) khả năng duy trì các cải cách thực chất đối với môi trường đầu tư - kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, quyết định mở rộng đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài; (3) nhu cầu tiêu dùng trong nước có thể gia tăng nhanh hơn, và doanh nghiệp có thể tập trung hơn đến khai thác thị trường trong nước, theo báo Đầu tư.
Trước đó, ngân hàng nhà nước từng dự báo, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 sẽ hồi phục trở lại, tuy nhiên đà hồi phục có thể theo 2 kịch bản: Theo đó, Việt Nam có các yếu tố thuận lợi như: tâm lý lạc quan và nhu cầu mua sắm dịp cuối năm tăng lên dự kiến thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quý IV; khu vực sản xuất có những tín hiệu khả quan, xu hướng kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá tốt hơn trong những tháng cuối năm thúc đẩy dòng vốn tín dụng cho việc tái sản xuất; chính sách kích cầu trong nước và khả năng nối lại du lịch với một số quốc gia; Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ giải ngân vốn đầu tư công hỗ trợ phát triển kinh tế…
Kịch bản 1: Nếu dịch bệnh trong nước được tiếp tục kiểm soát, dịch bệnh trên thế giới được đẩy lùi. Theo đó, các hoạt động dịch vụ, thương mại hàng hóa sẽ nhanh chóng được khôi phục trở lại. Sự kết nối lại chuỗi cung ứng sẽ giúp Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ do lợi thế về kiểm soát sớm dịch bệnh. Với kịch bản này, tăng trưởng GDP năm 2021 dự kiến có thể đạt 6,5-7,5%.
Kịch bản 2: Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế và tiếp tục chịu ảnh hưởng đáng kể trong nửa đầu năm 2021. Sự hồi phục chậm của kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước do Việt Nam có độ mở cửa lớn và đang tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Với kịch bản này, tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2021 có thể đạt từ 5-6%.
Trước đó vào cuối tháng 12/2020, tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, các chỉ tiêu cho năm 2021, trong đó tăng trưởng GDP khoảng 6%, đã được cân đối, tính toán trên nhiều yếu tố. Tình hình có nhiều thách thức, song Chính phủ quyết tâm điều hành để nâng tăng trưởng GDP thêm 0,5 điểm phần trăm trong năm 2021 (lên 6,5%).
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 ngành công thương vào sáng ngày 7/1 vừa qua, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5% thì cần tiếp tục phát huy "cỗ xe tam mã" gồm xuất khẩu, tiêu dùng, đầu tư trong năm 2021.
Minh Đức (tổng hợp)
Tin khác
Bộ trưởng Trần Hồng Minh kiểm tra Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng và Đồng Đăng - Trà Lĩnh
Tecno Camon 40 Pro: Smartphone 6 triệu chụp ảnh đẹp, có chống rung quang học
Sắp khai mạc Phòng trưng bày chuyên đề “Tinh hoa trái cây Việt”
Ngành thuế dự kiến cắt giảm 50% thời gian giải quyết thủ tục hành chính vào năm 2026
Giá vàng và ngoại tệ ngày 22/4: Vàng SJC vọt lên 121 triệu đồng/lượng, USD chạm đáy 3 năm
Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp
Vingroup khởi công siêu đô thị ESG hàng đầu thế giới Vinhomes Green Paradise
(THPL) - Ngày 19/4/2025, chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước, Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công dự án Khu đô thị...22/04/2025 09:31:43BIDV ghi dấu ấn tại Sao Khuê 2025 với 7 sản phẩm công nghệ được vinh danh
(THPL) Ngày 19/04/2025 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ công bố và vinh danh giải thưởng Sao Khuê 2025 do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ...22/04/2025 09:28:25Dự báo thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ nắng nóng, mưa dông về chiều tối
(THPL) – Hôm nay 22/4, thời tiết cả ba miền đều nắng nóng, chiều tối có mưa rào và dông. Trong đó, khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ có nơi nắng nóng...22/04/2025 07:38:06Phát động Cuộc thi “Hải Phòng - Niềm tin và khát vọng vươn mình“
(THPL) - Sở VHTTDL Hải Phòng vừa phát động Cuộc thi sáng tác mỹ thuật, nhiếp ảnh kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 –...21/04/2025 21:03:21
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
- Mua bán sim số đẹp tại https://simcuatui.com.vn