Dự án công viên cây xanh Hà Đông: Hàng loạt sai phạm đang tồn tại
(THPL) - Trong thời gian chờ để xây dựng Công viên cây xanh quận Hà Đông như dự kiến, UBND TP Hà Nội đã có văn bản về phương án sử dụng tạm thời đối với diện tích đất đã giải phóng mặt bằng thuộc khu đất quy hoạch. Tuy nhiên, trên thực tế thì phê duyệt của TP có được thực hiện?
Tin liên quan
- Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam hàng chục đối tượng hoạt động “tín dụng đen”
Tổng cục Hải quan cảnh báo chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Sàn TMĐT cần có trách nhiệm trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Thực tế “cãi” phê duyệt?
Thời gian vừa qua Thương hiệu và Pháp Luật liên tục nhận được phản ánh của người dân về việc có nhiều công trình kiên cố được “mọc” lên trong khuôn viên dự án xây dựng công viên cây xanh Hà Đông (nằm trên địa bàn 2 phường Kiến Hưng và Hà Cầu thuộc quận Hà Đông).
Cũng theo như thông tin mà bạn đọc cung cấp, sự việc trên đã diễn ra suốt một thời gian dài và công khai xây dựng mà không hề bị chính quyền địa phương cũng như cán bộ thanh tra xây dựng trên địa bàn xử lý.
Từ phản ánh của người dân, PV Thương hiệu và Pháp luật đã có mặt để tìm hiểu và ghi nhận tình hình thực tế tại đây. Theo như ghi nhận, trên lô đất dự án này có hàng loạt nhà kho mái tôn được mọc lên, nền được đổ bê tông, thậm chí có những công trình xây hai tầng. Điều đáng nói là có những công trình đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng, bên cạnh đó vẫn có những công trình vẫn đang được xây dựng.
“Lách luật” để hưởng lợi
UBND TP. Hà Nội đã ban hành văn bản số 3461/UBND –KH&ĐT ngày 22/5/2015. Trong văn bản đã nêu rõ mục tiêu chính là phục vụ nhu cầu về hoạt động thể dục thể thao, phù hợp quy hoạch chung của dự án, khắc phục tình trạng bỏ hoang, lãng phí tài nguyên đất, chống lấn chiếm và phát huy hiệu quả sử dụng đất. Đặc biệt, trong quá trình khắc phục chỉ được phép xây dựng các công trình tạm thời bằng các vật liệu tạm, khấu hao nhanh (sân bóng mini, sân tập golf, bãi đỗ xe tĩnh…”; Không xây dựng công trình kiên cố, xây dựng công trình cấp 4, 1 tầng. Đảm bảo quản lý an ninh trật tự, vệ sinh môi trường.
Tuy nhiên, trên thực tế, một phần lớn đất dự án đã giao cho các chủ đầu tư dựng lên hàng loạt các nhà xưởng, dưới nền đất được xây bê tông kiên cố, nhiều bức tường được xây cao. Thậm chí, đã có cơ sở dịch vụ, nhà hàng dựng mọc lên với hình thức và quy mô “thoát khỏi khái niệm công trình tạm”.
Đặc biệt, trong khuôn viên của dự án này đã xuất hiện một nhà hàng có tên Dân Tộc Quán. Từ góc nhìn khách quan nhất, nhà hàng này được xây dựng trên một phần diện tích khá lớn, được thiết kế với không gian 2 tầng sử dụng cho hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Mặc dù đã kỳ công trong việc “lách luật”, thiết kế không đổ bê tông cốt thép ở tầng 2, thế nhưng nhìn từ hình thức, chỉ số kĩ thuật và hình thức xây dựng thì hoàn toàn có thể nhận thấy đây có phải là một công trình tạm hay không? Không những thế, trở lại với nội dung văn bản được UBND TP Hà Nội phê duyệt thì mục tiêu chính là phục vụ nhu cầu về hoạt động thể dục thể thao, phù hợp quy hoạch chung của dự án. Vậy một nhà hàng với quy mô xây dựng lớn, kiên cố và hoạt động chuyên nghiệp trong mảng dịch vụ ăn uống liệu có đúng?
Đất dự án đã được quy hoạch xây dựng công viên cây xanh, nhưng không hiểu vì sao lại “mọc” ra những công trình như vậy? Việc làm sai trái như thế tại sao chính quyền sở tại vẫn “nhắm mắt” cho qua. Phải chăng việc dựng nhà xưởng trên đất dự án là có sự “tiếp tay” của một ai đó?
Với thực tế trên đề nghị Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội, UBND quận Hà Đông sớm vào cuộc kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm minh các sai phạm.
Thương Hiệu và Pháp Luật sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Quý Đức – Ngọc Hà
Tin khác
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
-
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
-
Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
THPL - Sáng 22/11, sự kiện truyền thông Bữa sáng Ruy băng trắng với chủ đề "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời" đã thu hút gần...22/11/2024 21:52:00Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
(TH&PL)- Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an huyện Cẩm Thủy đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng vì có hành vi "xúc...23/11/2024 08:13:38
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Dự án Vinhomes Cổ Loa Đông Anh
- Cung cấp cây xanh giá sỉ