Đề xuất 6 nhóm chính sách đặc thù để phát triển đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM
(THPL) - Dự thảo Nghị quyết nêu 6 nhóm chính sách đặc thù gồm: Huy động nguồn vốn; Trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư; Phát triển đô thị theo mô hình TOD; Phát triển công nghiệp đường sắt, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; Chính sách vật liệu xây dựng và bãi đổ thải; Các quy định áp dụng riêng cho TP.HCM.
Tin liên quan
Nam A Bank tiên phong ra mắt bộ đôi thông báo biến động số dư bằng giọng nói
OCB đồng hành cùng doanh nghiệp, đẩy mạnh tài chính xanh
VCCI đề xuất lùi lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ năm 2028
Giá vàng và ngoại tệ ngày 18/3: Vàng tăng cao, nhẫn trơn vượt 97 triệu đồng/lượng
Hệ thống thuế điện tử đã chính thức hoạt động trở lại từ sáng 17/3
» Đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù cho Hà Nội phát triển
» Đường sắt đô thị phải giải quyết yêu cầu về giao thông tại Hà Nội, TP.HCM
» Chấp thuận đưa đường sắt đô thị Nhổn – Ga Hà Nội vào vận hành
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc hôm nay 12/2, Quốc hội sẽ xem xét Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển hệ thống đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP.HCM.
Dự thảo Nghị quyết đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc phát triển hệ thống đường sắt đô thị, hướng tới mục tiêu huy động tối đa mọi nguồn lực hợp pháp, rút ngắn thời gian chuẩn bị và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đường sắt đô thị.
Các cơ chế chính sách đặc thù sẽ tối ưu hóa khai thác quỹ đất, đồng thời trao quyền tự chủ mạnh mẽ hơn cho Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, giúp hai đô thị linh hoạt triển khai các dự án theo nhu cầu thực tiễn phát triển, đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Đây cũng là bước cụ thể hóa Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kết luận của Bộ Chính trị tại văn bản số 12766-CV/VPTW ngày 27/12/2024 của Văn phòng Trung ương Đảng.

Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ gồm 6 nhóm chính sách đặc thù, gồm: huy động nguồn vốn; trình tự, thủ tục thực hiện đầu tư; phát triển đô thị theo mô hình TOD; phát triển công nghiệp đường sắt, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; chính sách vật liệu xây dựng và bãi đổ thải; Các quy định áp dụng riêng cho TP.HCM.
Các nhóm chính sách đã được đề cập trong Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM kế thừa các chính sách trong Luật Thủ đô, các chính sách tại Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Cụ thể, với nhóm chính sách về huy động nguồn vốn quy định, Chính phủ đề xuất Thủ tướng được quyết định bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm cho địa phương, tối đa 215.350 nghìn tỷ đồng cho Hà Nội và 209.500 nghìn tỷ đồng cho TP.HCM; sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương hàng năm và các nguồn vốn hợp pháp khác mà không phải theo thứ tự ưu tiên; huy động vốn ODA, vốn vay ưu đãi mà không phải lập đề xuất dự án.
Trong nhóm chính sách về trình tự, thủ tục quy định, Chính phủ đề xuất dự án đường sắt đô thị không phải lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư mà thực hiện ngay thủ tục lập, thẩm định, quyết định đầu tư.
UBND thành phố được đề xuất quyết định việc phân chia dự án thành các dự án thành phần, tiểu dự án khi phê duyệt dự án; quyết định gia hạn thời gian thực hiện khi tổng mức đầu tư không tăng mà không phải thực hiện thủ tục điều chỉnh dự án; quyết định công trình không phải thi tuyển phương án kiến trúc; chỉ định thầu các gói thầu tư vấn, phí tư vấn, xây lắp và nhà đầu tư…
Nhóm chính sách về phát triển đô thị theo mô hình TOD quy định khi lập, điều chỉnh quy hoạch TOD được quyết định các chỉ tiêu khác với quy chuẩn để khai thác quỹ đất và giá trị tăng thêm từ đất. UBND TP được quyết định chuyển nhượng chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch trong khu vực TOD…
Ngoài ra, Chính phủ còn đề xuất các nhóm chính sách đặc thù về phát triển công nghiệp đường sắt, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực; về vật liệu xây dựng và bãi đổ thải và nhóm quy định áp dụng riêng cho TP.HCM.
Để bảo đảm tiến độ, Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép xây dựng, ban hành Nghị quyết và trình Quốc hội theo trình tự thủ tục rút gọn để thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 9.
Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM bắt đầu xây dựng từ năm 2007, tuy nhiên tiến độ triển khai chậm, không đáp ứng được nhu cầu vận tải. Quá trình triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, đặc biệt là các quy định về trình tự, thủ tục đầu tư, huy động nguồn lực và tổ chức thực hiện.
Trong khi đó, Hà Nội và TP.HCM là 2 đô thị lớn, đầu tàu kinh tế và tạo sức lan toả cho cả nước; kinh tế của hai thành phố đều liên tục tăng trưởng nên nguồn lực đầu tư đồng bộ, nhanh chóng các tuyến đường sắt đô thị không còn quá khó khăn.
Từ cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn của hai thành phố và quốc tế, việc xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại hai thành phố là rất cần thiết và cấp bách để giải quyết “điểm nghẽn” về thể chế nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đầu tư hoàn thành mạng lưới đường sắt đô thị tại hai thành phố.
Tuấn Kiệt
Tin khác
Kỷ luật hàng loạt cán bộ ở TP. Thanh Hóa
Nam A Bank tiên phong ra mắt bộ đôi thông báo biến động số dư bằng giọng nói
OCB đồng hành cùng doanh nghiệp, đẩy mạnh tài chính xanh
VCCI đề xuất lùi lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ năm 2028
Informa Markets Việt Nam tổ chức hai triển lãm quốc tế về công nghiệp xử lý, chế biến, đóng gói bao bì, nhựa và cao su
Gọi xe taxi tiết kiệm - thị trường tiềm năng cho ô tô điện mini giá rẻ
562 doanh nghiệp đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2025
THPL - Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao vừa công bố kết quả cuộc khảo sát Người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất...18/03/2025 15:32:53Khai mạc chuỗi triển lãm chuyên ngành bao bì, đồ uống, nhựa và cao su
(THPL) - Chuỗi 3 triển lãm ProPak Vietnam 2025; Plastics & Rubber Vietnam 2025; DrinkTech Vietnam 2025 được diễn ra song song từ ngày 18 đến 20/3/2025 tại...18/03/2025 15:29:46Dòng tiền nhà đầu tư về đâu nếu Bình Dương sáp nhập TP. HCM?
(THPL) - Trong bối cảnh thị trường bất động sản liên tục đón nhận những thông tin mới về quy hoạch và phát triển hạ tầng, khả năng...18/03/2025 14:26:53Doanh nghiệp đồng hành cùng Thủ Đức trở thành cực tăng trưởng mới của TP.HCM
(THPL) - Các doanh nghiệp đang đặt nhiều kỳ vọng vào TP Thủ Đức sau quy hoạch mới, sẵn sàng đồng hành cùng chặng đường phát triển tiếp...18/03/2025 14:25:59
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Phó Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
(THPL) - Chiều ngày 24/2, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã dự lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) và vinh danh tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, giai đoạn 2020 - 2024, tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. - Sun Property được vinh danh Top 10 nhà phát triển BĐS hàng đầu Việt Nam
- Năm 2025: BIC vươn mình bứt phá, hướng tới kỷ niệm 20 năm thành lập
- Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế khi chinh phục “Top One thương hiệu...
- Cập nhật Tin Tức Thanh Xuân Valley
- Bán cột chắn inox giá rẻ