Để sâm Việt Nam thực sự trở thành thương hiệu của người Việt
(THPL) - Sâm Lai Châu cũng như sâm Ngọc Linh đều là dược liệu quý, được coi là Quốc bảo. Tuy nhiên, sự hiếm có khiến giá cả đắt đỏ của sâm Việt Nam đang đẩy nó ra khỏi tầm tay người nghèo. Làm thế nào để giải quyết những thách thức trong việc trồng sâm, đồng thời làm minh bạch thị trường sâm Việt là vấn đề cấp bách cần làm ngay.
Tin liên quan
Sự thiệt thòi của sâm Lai Châu
Nói tới sâm Việt Nam, chắc nhiều người biết rằng hiệu có 2 dòng sâm chính là sâm Lai Châu và sâm Ngọc Linh, được coi là Quốc bảo. Đơn giản là vì nó quý. Nó quý bởi chỉ có thổ nhưỡng và khí hậu ở một số vùng núi ở Việt Nam mới cho ra đời chủng sâm mang đầy đủ đặc tính nổi trội và riêng có mà không loại sâm nào trên thế giới sánh kịp.
Sâm Lai Châu được phát hiện lần đầu vào năm 2013 bởi nhóm nghiên cứu của PGS.TS Phan Kế Long và cộng sự. Loài sâm này sau khi được phát hiện đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Theo các báo cáo khoa học, sâm Lai Châu được xem là “anh em” của sâm Ngọc Linh - một loại sâm đặc hữu mà Việt Nam hiện đang là quốc gia duy nhất trên thế giới sở hữu.
Năm 2020, tỉnh Lai Châu đã phê duyệt Đề án phát triển một số cây dược liệu giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh, trong đó có cây sâm. Sâm Lai Châu có thân củ với các mắt đốt so le nhau, lá tròn, hai mặt lá có lông, hạt có 1 chấm đen, có củ mọc thành nhiều nhánh. Hình dáng của quả Sâm giống quả thận, khi chín có màu hồng hay màu cam hoặc vàng.
Sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, bảo tồn đã chỉ ra cây Sâm Lai Châu có nguồn gen đặc biệt quý hiếm đối với Việt Nam và Thế giới, mới chỉ phát hiện thấy duy nhất ở tỉnh Lai Châu. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc. Hàm lượng saponin trong các mẫu Sâm Lai Châu thu ngoài tự nhiên trung bình khoảng 23% - 27%, hàm lượng Saponin toàn phần tăng dần theo số năm tuổi.
Trong khi Trung Quốc với sâm Trường Bạch vốn đã nổi tiếng từ hàng vạn năm qua, Hàn Quốc được mệnh danh là quốc gia nhân sâm nhưng sâm của họ đến nay mới chỉ phát hiện ra 26 saponin. Trong khi đó, các nhà khoa học đã ghi nhận 104 hợp chất với 84 hợp chất saponin trong các bộ phận của cây như củ, thân, lá. Trong số hợp chất saponin thì MR2 là saponin nổi trội và cực kỳ quan trọng, chỉ có trong sâm Việt.
Ghi nhận từ công trình nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Nhật Bản, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Nhân sâm của Nhật Bản năm 1999 và hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ khẳng định: Hoạt chất MR2 có trong sâm Việt Nam có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư rất hiệu quả.
Điều này mở ra cơ hội rất lớn để đưa MR2 trở thành hoạt chất hỗ trợ và điều trị ung thư thế hệ mới.
Đó chính là giá trị không gì đánh đổi được của thứ dược liệu trứ danh, đến thế giới cũng phải ngỡ ngàng. Sau nhiều công trình nghiên cứu, các nhà khoa học của Nhật Bản đã phải thốt lên: “Sâm Việt Nam là một thứ dược liệu thú vị”. Đến giới truyền thông Trung Quốc cũng phải thốt lên: “Không ngờ sâm Việt Nam quý đến thế!”.
Cầm vàng đừng để vàng rơi
Chính vì sâm Việt Nam rất quý nên nguồn sâm tự nhiên bao năm qua bị khai thác kiệt quê, có thời điểm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Sâm Việt vốn đã quý, nay lại hiếm nên vô cùng đắt đỏ và nó chỉ dành cho người giàu mà thôi.
Bên cạnh đó, có một thực tế là bản đồ sâm Việt Nam hiện nay đang có những nghịch lý nhất định. Đó là việc tìm thấy và ghi nhận giống sâm Lai Châu. Theo nghiên cứu, Sâm Lai Châu và Sâm Ngọc Linh đều mang những đặc điểm giống nhau, hoạt chất saponin ghi nhận từ 2 chủng sâm này tương đương nhau. Có thể khẳng định, về giá trị của 2 chủng sâm này thì kẻ tám lạng, người nửa cân.
Nhưng vì sâm Lai Châu được tìm thấy sau (chưa chắc ra đời sau) nên nó bị lu mờ bởi thương hiệu sâm Ngọc Linh là quá lớn. Giá bán 2 loại sâm này cũng có sự chênh lệch khá lớn: Giá sâm Ngọc Linh gấp 2-3 lần sâm Lai Châu. Thế nên, việc thời gian gần đây, rất nhiều người đã bắt đầu tin tưởng và tìm mua sâm Lai Châu.
Tuy nhiên, có một thực tế, giá bán sâm Ngọc Linh hay sâm Lai Châu đều đang rất cao so với thu nhập của người dân Việt Nam. Việc chúng ta coi sâm Việt Nam là Quốc bảo vô tình đã đẩy giá sâm Việt Nam xa rời giá trị thật khiến người nghèo không có cơ hội dùng sâm Việt.
Bên cạnh đó, dù biết sâm Việt Nam rất tốt nhưng những vườn sâm tự phát hay trong các HTX đều khá manh mún, diện tích trồng nhỏ, kỹ thuật canh tác thiếu khoa học, cây sâm còi cọc và năng suất rất thấp. Sâm trồng dưới tán rừng thì thực sự, nói cho vui thôi, chứ diện thích lưa thưa, đếm trên đầu ngón tay.
Trên thực tế, ngày 11/12/2019HĐND, tỉnh Lai Châu đã ban hành Nghị quyết số 38/2019/NQ-HĐND thông qua Đề án phát triển một số cây dược liệu (trong đó có cây sâm Lai Châu) giai đoạn 2020 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh để định hướng và hỗ trợ phát triển. Cùng với đó, trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030: Giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 được phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 4/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ xác định trong Nội dung 2 thuộc Tiểu dự án 2 (Dự án 3) là đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý với mục tiêu: Bước đầu hình thành hệ thống chuỗi giá trị phát triển dược liệu quý; hình thành ý thức nuôi trồng dược liệu theo chuỗi giá trị và bảo tồn nguồn gen dược liệu đảm bảo các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Hiện nay, tỉnh Lai Châu đã đề nghị với Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm thuê dịch vụ môi trường rừng trồng dược liệu dưới tán rừng, trong đó tỉnh Lai Châu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến bố trí thực hiện thí điểm cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển cây dược liệu với quy mô trên 3.000 ha rừng phòng hộ.
Thế nhưng, tất cả có vẻ như vẫn đang được triển khai rất chậm.
Nó có vẻ rất trùng khớp với tâm lý của người nông dân Việt ta, đó là tâm lý ăn xổi. Trồng sâm, nó không giống như trồng dưa hấu hay nuôi lợn. Trong khi dưa hấu sau 1 năm thu hoạch vài lần, nuôi lợn cũng thế. Nhưng trồng sâm thì không như thế, phải mất tới 5-7 năm, thậm chí dài hơn, để có thể thu hoạch 1 lứa sâm.
Nông dân, đặc biệt là đồng bào nghèo ở miền Tây Bắc không đủ sức bền để đợi đến ngày hái quả. Trong khi quá trình trồng sâm tồn tại quá nhiều rủi ro, dính nấm phát là chết hàng loạt, thối rễ hoặc bị chuột rừng xơi trước. Và, có cả nỗi lo hôm nay trồng sâm không biết 5-7 năm sau giá cả nó thế nào.
Nhiều nông dân ở Phong Thổ (Lai Châu) bao năm nay quyết tâm trồng sâm, đầu tư san hẳn quả đồi bên vách nhà để xuống giống. Nhưng lứa nào cũng vậy, cây sâm mới được khoảng 2 năm, vì thiếu tiền, họ đành phải bán rẻ cây non, thu về chẳng đáng là bao.
Bên cạnh đó, kỹ thuật canh tác vốn dĩ là tiền đề quan trọng hàng đầu trong nông nghiệp trồng trọt. Nó là nền tảng tiên quyết để xây dựng phát triển giống sâm Lai Châu ở quy mô công nghiệp.
Nhưng thử hỏi, hiện nay có bao nhiêu đề án khoa học bài bản được áp dụng vào thực tế. Hay chủ yếu sau khi được nghiệm thu, nó nằm im trên giấy và người nông dân vẫn lẩn mẩn dò đường trên đỉnh núi cao quanh năm mây mù. Còn thương lái thì ngồi vắt chân đua nhau làm giá, bóp méo thì trường.
Vậy nên, chúng ta đang rất cần cầu nối đưa các chuyên gia nông nghiệp đến tận bản hướng dẫn bà con trồng sâm. Đồng thời tìm đầu ra, cung cấp sâm Việt Nam chất lượng cao đến với người tiêu dùng thực sự thấu hiểu giá trị của nó. Việc truyền thông kiến thức và kinh nghiệm về sâm Việt cũng khiến người tiêu dùng có một cái nhìn chính xác và khách quan hơn trước khi bỏ tiền mua sâm để sử dụng. Ở một chừng mực nào đó, điều này cũng góp phần làm minh bạch hóa thị trường sâm Việt, hạn chế tình trạng gian thương lợi dụng danh tiếng sâm Việt để trục lợi. Khi đó, nông dân trồng sâm ta mới ổn định bền vững được.
Vũ Minh Tiến
Tin khác
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
-
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
-
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
(THPL) - Rạng sáng ngày 23/11, đội tuyển Bóng đá Việt Nam đã lên đường sang Hàn Quốc để bắt đầu chuyến tập huấn nhằm chuẩn bị cho AFF...23/11/2024 19:01:33Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
(THPL) - Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP. Thủ Đức, TP. HCM không thể bỏ lỡ sự...23/11/2024 15:18:38Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
(THPL) - Theo lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trong năm 2025 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm là xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng...23/11/2024 15:16:53Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
(THPL) - Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm hôm nay tăng...23/11/2024 15:03:49
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt