15:48 ngày 22/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang thị trường châu Âu

Lưu Kỳ (tổng hợp) | 10:00 22/06/2022

(THPL) - Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC), Mỹ đã nhập khẩu tổng cộng 28.671 tấn hồ tiêu với trị giá gần 142,3 triệu USD trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 5,5% về lượng và tăng 61% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, lượng tiêu nhập khẩu từ Việt Nam tăng tới 25,3% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 21.170 tấn. Hiện Việt Nam đang nắm giữ 74% thị phần hồ tiêu tại Mỹ, tăng mạnh so với con số 63% của cùng kỳ. Ngược lại, xuất khẩu tiêu của các đối thủ cạnh tranh như Brazil hay Indonesia vào Mỹ giảm lần lượt 32,9% và 45,7% trong 4 tháng.

Trong khi đó, châu Âu cũng tăng mạnh nhập khẩu hồ tiêu từ Việt Nam. Số liệu của Cơ quan Thống kê Châu Âu (Eurostat) cho thấy, trong quý I năm nay Việt Nam tiếp tục nhà cung cấp hồ tiêu lớn nhất cho EU chiếm 33% tỷ trọng với 8.278 tấn, tăng vọt 34,6% so với cùng kỳ.

Ngoài ra, EU cũng nhập khẩu 5.440 tấn tiêu từ Brazil, tăng 2% và 1.552 tấn từ Indonesia, tăng 6,2%. Do đó, tổng cộng EU đã nhập khẩu 24.981 tấn hồ tiêu trong quý I, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Việt Nam tích cực đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường châu Âu.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo trong năm 2022, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu của EU tăng và lợi thế của hiệp định EVFTA sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hồ tiêu Việt Nam gia tăng thị phần ở thị trường này.

Còn theo nhận định của các chuyên gia, nhu cầu tăng tại Mỹ và EU cùng với dấu hiệu phục hồi của thị trường Trung Quốc được kỳ vọng sẽ giúp giá tiêu khởi sắc trở lại trong thời gian tới. Hiện nay, Mỹ và EU đang là hai thị trường nhập khẩu tiêu lớn nhất của nước ta và đây cũng là ngành hàng hiếm hoi trong số các mặt hàng nông sản chiếm tỷ trọng tuyệt đối tại Mỹ và EU.

Không những vậy, hai thị trường này liên tục gia tăng nhập khẩu tiêu từ Việt Nam liên trong nhiều năm liền, điều này cho thấy ngành tiêu Việt Nam có tiềm năng rất lớn để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu vào Mỹ và EU trong tương lai.

Theo Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết hàng rào lớn nhất của ngành tiêu ở thị trường EU là tiêu chí về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón. Nội dung của hai tiêu chí này ngày càng nhiều và chặt chẽ hơn.

Theo Chủ tịch VPA "Nhận thức của nông dân trong sản xuất là gốc rễ của vấn đề tồn dư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong hồ tiêu vượt quá mức cho phép của EU. Chúng ta đang sản xuất theo thói quen mà chưa theo yêu cầu, định hướng của thị trường".

Thực tế ở Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp hồ tiêu đi theo hướng canh tác bền vững với các chuỗi liên kết sản xuất từ vùng nguyên liệu đến nhà máy. Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa đủ mạnh về tài chính và năng lực xuất khẩu để có thể đồng hành với tất cả nông dân trong quá trình canh tác.

Ngày 8/6/2022, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa tăng từ 1.500 – 2.500 đồng/ kg (tùy từng khu vực khảo sát) so với ngày 30/5/2022, lên mức 72.000 - 75.500 đồng/kg. Giá hạt tiêu trắng ở mức 111.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg so với cuối tháng 5/2022 và cao hơn so với mức 103.000 đồng/kg cùng kỳ năm 2021.

Thời điểm hiện tại giá hạt tiêu của Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc khi mà các nhà nhập khẩu châu Âu và Mỹ đã ký hợp đồng đến cuối năm nay.

Cục Xuất nhập khẩu dự báo thị trường hạt tiêu toàn cầu sẽ khởi sắc trở lại khi một vài thành phố của Trung Quốc đã bắt đầu gỡ phong tỏa. Tuy nhiên, giá hạt tiêu thế giới vẫn chịu áp lực do căng thẳng địa chính trị tại Đông Âu khiến giá năng lượng và lạm phát ở mức cao, người dân có xu hướng tiết kiệm chi tiêu khiến nhu cầu tiêu thụ vẫn ở mức thấp.

Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, vụ thu hoạch tiêu tại Việt Nam và miền nam Brazil đã kết thúc với sản lượng ghi nhận giảm khoảng 10% ở cả 2 khu vực. Theo Tổ chức Hồ tiêu Quốc tế (IPC), tổng nguồn cung tiêu toàn cầu năm nay khoảng 535 nghìn tấn, giảm 2,6% so với năm 2021.

Tuy nhiên, dù sản lượng giảm nhưng giá thị trọng nội địa Việt Nam thời gian qua giảm từ mức 80.000 đồng/kg hồi đầu năm xuống còn 74.000 đồng/kg những ngày đầu tháng 6.

Tương tự, giá tiêu xuất khẩu cũng giảm khoảng 5% xuống 4.250 USD/tấn trong 5 tháng đầu năm. Không chỉ ở Việt Nam, giá ở các thị trường như Brazil cũng giảm 200 - 250 USD/tấn so với đầu năm 2022.

Việc Trung Quốc theo đuổi chính sách Zero Covid cũng là nguyên nhân chính dẫn đến giá tiêu giảm khi đây là thị trường nhập khẩu tiêu lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ. Thế nhưng lượng nhập khẩu tiêu của Trung Quốc từ Việt Nam trong 5 tháng đầu năm giảm tới 89% so với cùng kỳ năm 2021.

Lưu Kỳ (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu