11:37 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Đầu tư tư nhân vào hạ tầng đường sắt Việt Nam đang "mở rộng cửa"

19:27 11/03/2023

(THPL) - Trong khi chờ đợi phương án đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được thông qua, các nhà đầu tư có thể tham gia triển khai một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển ngay trong giai đoạn 2023 - 2025.

Công ty Đường sắt Đông Nhật Bản (East Japan Railway Company - JR East) vừa có văn bản gửi lãnh đạo Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) bày tỏ sự quan tâm tới Dự án Nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và Dự án Đường sắt vào cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.

JR East là một trong những công ty khai thác đường sắt hàng đầu tại Nhật Bản, hoạt động trong lĩnh vực vận tải hành khách, phát triển nhà ga, bất động sản và các dịch vụ liên quan. JR East đã và đang tham gia một số dự án đường sắt và kinh doanh dịch vụ tại các thị trường ngoài Nhật Bån.

Đầu tư tư nhân vào hạ tầng đường sắt Việt Nam đang mở rộng cửa

Doanh nghiệp Nhật Bản này bắt đầu quan tâm tới thị trường Việt Nam sau khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 về Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong bản quy hoạch này, tuyến Hà Nội - Hải Phòng sẽ được nâng cấp, cải tạo để nâng cao hiệu quả khai thác. Đồng thời, tại Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 1/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025, Dự án Đường sắt vào cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng để kết nối tuyến đường sắt quốc gia với cảng Lạch Huyện và cảng Đình Vũ trị giá khoảng 1,5 tỷ USD cũng đã được đưa vào Danh mục.

Bộ GTVT cũng đang tiến hành thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt theo phương thức PPP của Công ty cổ phần Thương mại - Dịch vụ khách sạn Bạch Đằng (Công ty Bạch Đằng).

Cụ thể, Công ty Bạch Đằng đề xuất khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt đi qua địa phận TP. Phan Rang - Tháp Chàm, huyện Ninh Sơn (tỉnh Ninh Thuận) và huyện Đơn Dương, TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) với chiều dài khoảng 83,5 km, dự kiến gồm 16 ga và trạm khách (tuyến cũ 12 ga, tuyến khôi phục bổ sung 2 ga và 2 trạm khách).

Dự án có 2 hợp phần, trong đó hợp phần khối lượng lớn nhất là khôi phục đoạn tuyến từ ga Tháp Chàm đến ga Trại Mát với chiều dài khoảng 76,8 km, với việc khôi phục, xây dựng mới 64 cầu, 5 hầm, 11 ga; xây dựng toàn bộ kết cấu tầng trên đường sắt, bao gồm các đoạn răng cưa. Hợp phần thứ hai là nâng cấp đoạn tuyến từ ga Trại Mát đến ga Đà Lạt là đoạn đang khai thác với chiều dài 6,7 km, trong đó có việc tôn tạo bảo tồn ga Đà Lạt, Trại Mát.

“Dự kiến, tổng mức đầu tư Dự án Khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm - Đà Lạt lên tới 24.924 tỷ đồng, là công trình đường sắt được triển khai theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT lớn nhất từ trước đến nay. Hiện chúng tôi đã nhận được các cam kết tài trợ vốn của một số ngân hàng thương mại trong và ngoài nước”, ông Thân Hà Nhất Thống, Tổng giám đốc Công ty Bạch Đằng cho biết.

PV

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu