Đấu thầu mua gạo dự trữ quốc gia: Góc khuất trong hồ sơ mời thầu cần người giải đáp?
(THPL) - Thời gian gần đây, dư luận đang tỏ ra hoài nghi về quy định mới trong hồ sơ mời thầu do Cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) đưa ra đối với các gói thầu mua gạo dự trữ quốc gia năm 2021. Đặc biệt, quy định mới về việc chấm điểm nhà thầu, dư luận đang rất cần được giải đáp.
Tin liên quan
- Tổng cục Hải quan cảnh báo chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Sàn TMĐT cần có trách nhiệm trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Lực lượng QLTT phát hiện và xử lý hơn 41.700 vụ vi phạm trong 10 tháng
Vì sao UBND TP Sầm Sơn chưa thực hiện nghiêm bản án tòa đã tuyên?
» Thanh Hóa: TP. Sầm Sơn đề nghị làm rõ việc vu khống lãnh đạo TP. trong việc tổ chức đấu thầu
» Hà Nội: UBND huyện Thường Tín có “ưu ái” cho Công ty Trung Sơn trong đấu thầu và thi công nhiều gói thầu?
» Công ty Lũng Lô không trung thực khi tham gia đấu thầu
Câu hỏi lớn trong việc chấm điểm nhà thầu?
Nghiên cứu hồ sơ mời thầu, PV nhận thấy nhiều điểm bất hợp lý, cụ thể: tại Mục 2 (Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm), Chương III của HSMT có qui định: “Nhà thầu tham dự gói thầu phải đáp ứng đủ năng lực, kinh nghiệm theo yêu cầu (bao gồm các nội dung về hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự). Về tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm được qui định cụ thể trong Bảng Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm có 3 tiêu chí cụ thể: Lịch sử không hoàn thành hợp đồng; Năng lực về Tài chính; Kinh nghiệm thực hiện hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự’.
Để đánh giá tiêu chí về Lịch sử không hoàn thành Hợp đồng và Kinh nghiệm thực hiện hợp đồng cung cấp hàng hóa tương tự thì Bên mời thầu căn cứ vào Tài liệu (Hợp đồng tương tự) của nhà thầu cung cấp trong Hồ sơ dự thầu (HSDT) để đánh giá đạt hoặc không đạt theo qui định của HSMT. Và trong HSMT cho phép nhà thầu cung cấp Hợp đồng tương tự đã thực hiện với các đối tác trong nước hoặc nước ngoài (không qui định chỉ cung cấp Hợp đồng đã ký với các Cục DTNN khu vực) để làm căn cứ đánh giá năng lực và kinh nghiệm. Tuy nhiên, tại nội dung số 5, Mục 3 (Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật), Chương III đánh giá (Uy tín nhà thầu cung cấp gạo trong thời gian 05 năm trở lại đây) lại chấm điểm và có qui định chỉ chấm điểm với các hợp đồng thực hiện với các cục DTNN khu vực, trong khi đó lại không qui định tài liệu để bên mời thầu làm căn cứ đánh giá HSDT của nhà thầu. Không qui định đánh giá uy tín của các nhà thầu có các hợp đồng tương tự đã thực hiện với các đối tác trong nước hoặc nước ngoài.
Đặc biệt, trong hồ sơ mời thầu (HSMT) các gói thầu mua gạo dự trữ quốc gia năm 2021, các Cục DTNN khu vực xây dựng thang điểm chấm về uy tín nhà thầu tại Bảng chấm điểm kỹ thuật thông qua việc thực hiện các hợp đồng tương tự trong 5 năm trở lại đây (2016 - 2020). Điểm tối đa đối với uy tín nhà thầu cung cấp gạo trong thời gian 5 năm trở lại đây là 150 điểm, nhà thầu hoặc nhà thầu liên danh đã ký hợp đồng cung cấp gạo với các Cục DTNN khu vực nhưng không thực hiện một phần hoặc không thực hiện theo đúng tiến độ (giao hàng chậm) hoặc giao hàng từ 1 lần trở lên không đảm bảo chất lượng khiến các đơn vị từ chối nhập hàng thì chỉ được chấm 100 điểm đối với uy tín nhà thầu. Đối với nhà thầu liên danh, nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh có các hành vi nêu trên thì nhà thầu liên danh được đánh giá theo thang điểm này.
Đối với nhà thầu hoặc nhà thầu liên danh trúng thầu cung cấp gạo cho các Cục DTNN khu vực nhưng không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng thì mục uy tín nhà thầu chỉ được chấm 50 điểm. Điều này đang đang gây những thắc mắc lớn đối với các bên.
Qua theo dõi được biết một số Cục DTNN đang căn cứ vào điều 89 và điều 90 của Luật đấu thầu và văn bản số: 5347/BKHĐT-QLĐT ngày 17/8/2020 của Bộ Kế hoạch và đầu tư:
- Điều 89 và điều 90 của luật đấu thầu quy định các hành vi bị cấm và xử lý vi phạm về đấu thầu cũng như tại điều 121 và điều 122 tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu lựa chọn nhà thầu đều không quy định nếu nhà thầu trúng thầu mà không đến thương thảo ký hợp đồng là hành vi vi phạm bị cấm và xử lý vi phạm trong đấu thầu.
- Việc căn cứ văn bản số 5347/BKHĐT-QLĐT ngày 17/8/2020 của Bộ Kế hoạch và đầu tư báo cáo Văn phòng chính phủ đã đề xuất với Bộ Tài chính về một số giải pháp đấu thầu mua gạo nhập kho DTQG có phải là văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện trong đấu thầu mua bán hàng hóa không?
Dư luận đang tỏ ra nghi vẫn trước những điểm chưa đúng, làm bất lợi cho một số doanh nghiệp.
Có trừ điểm, sao không có cộng?
Việc qui định chấm điểm uy tín lấy các hợp đồng thực hiện với các Cục DTNN khu vực để đánh giá HSDT của nhà thầu; trong khi đó lại không qui định tài liệu làm căn cứ để đánh giá là chưa minh bạch? Bên mời thầu căn cứ vào đâu để đánh giá? việc căn cứ vào tài liệu không do nhà thầu cung cấp hoặc căn cứ vào các tài liệu không do chủ đầu tư (các Cục DTNN khu vực) phát hành có đúng với qui định của pháp luật về đấu thầu không?
Việc qui định lấy hợp đồng của các nhà thầu thực hiện với các Cục DTNN khu vực khác để đánh giá uy tín của các nhà thầu tham gia dự thầu tại các Cục có đúng với qui định của pháp luật về đấu thầu không? Các nhà thầu khác cũng có quá trình thực hiện hợp đồng với các đối tác trong nước, nước ngoài tương tự như các nhà thầu đang hợp tác với bên Cục DTNN thì lại không chấm điểm để đánh giá uy tín của các nhà thầu này là không công bằng, không bình đẳng trong đấu thầu? không phù hợp và không đúng với qui định Tại Mục 2 (Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm), Chương III của HSMT (cho phép tất cả các nhà thầu được cung cấp Hợp đồng tương tự đã thực hiện với các đối tác trong nước hoặc nước ngoài để chứng minh năng lực và kinh nghiệm của mình). Việc qui định không lấy các Hợp đồng của nhà thầu thực hiện với các đối tác trong nước, nước ngoài để chấm điểm thì điểm uy tín của các nhà thầu này được qui định ở đâu và được bao nhiêu điểm?
Nội dung qui định chấm điểm uy tín của nhà thầu như trong HSMT đã làm bất lợi cho các doanh nghiệp đã tham gia bán gạo cho các Cục DTNN khu vực và có yếu tố làm lợi cho một số nhà thầu mới tham gia đấu thầu bán gạo cho Cục DTNN khu vực là không bình đẳng? Đây thực chất không phải là lựa chọn nhà thầu có uy tín để mua gạo mà hạn chế và loại một số doanh nghiệp không cho trúng thầu?
Trong HSMT mua gạo 05 năm trước gần đây đều không quy định cụ thể công khai việc có đánh giá uy tín của nhà thầu trong HSMT. Như vậy trong HSMT năm 2021 có quy định đánh giá uy tín của nhà thầu trong 05 năm gần đây trong khi HSMT mua gạo của các năm trước lại không quy định cụ thể công khai để các nhà thầu cùng biết thực hiện để áp dụng trong năm 2021 đã thực sự chính xác và thỏa đáng, đảm bảo tính công bằng và theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu chưa?. Điểm tối đa đối với uy tín nhà thầu cung cấp gạo trong thời gian 5 năm trở lại đây là 150 điểm, nhà thầu hoặc nhà thầu liên danh đã ký hợp đồng cung cấp gạo với các Cục DTNN khu vực nhưng không thực hiện một phần hoặc không thực hiện theo đúng tiến độ (giao hàng chậm) hoặc giao hàng từ 1 lần trở lên không đảm bảo chất lượng khiến các đơn vị từ chối nhập hàng thì chỉ được chấm 100 điểm đối với uy tín nhà thầu. Đối với nhà thầu liên danh, nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh có các hành vi nêu trên thì nhà thầu liên danh được đánh giá theo thang điểm này. Đối với nhà thầu hoặc nhà thầu liên danh trúng thầu cung cấp gạo cho các Cục DTNN khu vực nhưng không tiến hành hoặc từ chối tiến hành hoàn thiện hợp đồng hoặc đã hoàn thiện hợp đồng nhưng từ chối ký hợp đồng thì mục uy tín nhà thầu chỉ được chấm 50 điểm. đã tạo lợi thế cho một số nhà thầu có giá dự thầu cao hơn từ 100đ/kg đến 150đ/kg vẫn trúng thầu; gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước với số tiền là rất lớn, Điều này đang đang gây những thắc mắc lớn đối với các bên.
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật đấu thầu 2013: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để kí kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để kí kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”
Thương hiệu & Pháp luật sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc…
Đại Vụ Nam
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt