Đặc sản Tây Bắc và những câu chuyện thuở ban đầu
(THPL) - Hầu khắp các tỉnh thành trên cả nước đâu đâu cũng có những đặc sản riêng, mang đậm bản sắc vùng miền, góp phần tạo nên sự phong phú và đa dạng cho bản đồ ẩm thực Việt Nam.
Tin liên quan
- Đặc sắc Hội Mùa vàng ở Bình Liêu và Tiên Yên
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đón hàng nghìn du khách trong ngày đầu mở cửa
Thác Bản Giốc: Tiên cảnh giữa non nước Cao Bằng
Chuyên gia quốc tế “mách nước” 8 bí quyết đưa Cát Bà thành đảo sinh thái xanh toàn diện
Quảng Ninh: Từ 20/10, kéo dài thời gian thăm vịnh Hạ Long, Bái Tử Long
Những năm gần đây, du lịch tại các tỉnh vùng núi Tây Bắc ngày được nhiều người quan tâm, nhất là trong những dịp nghỉ lễ dài ngày như 30/4-1/5 năm nay. Thường sau mỗi chuyến du lịch, rất nhiều người sẽ chọn mua cho mình những đặc sản của chính nơi đó đem về làm quà cho người thân hay bạn bè. Tại các tỉnh vùng núi Tây Bắc cũng có những loại đặc sản độc đáo, mang đậm hương vị núi rừng được rất nhiều người biết đến và có thể đem về làm quà như: thịt trâu gác bếp, mật ong rừng, nhộng ong rừng, cơm lam, táo mèo... Nhưng ít ai biết được nguồn gốc sâu xa hay những mục đích đơn sơ nhất từ thuở ban đầu của một số loại đặc sản nơi đây.
Chuyện của những miếng thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp thường được nhiều người gọi vui mồm với cái tên khô trâu. Món ăn này được làm từ những miếng thịt trâu tươi ngon, cùng với những gia vị đặc biệt như ớt, gừng, rượu trắng... hay hạt mắc khén mà chỉ vùng núi Tây Bắc mới có, sau đó được gác bếp và hun trong khoảng 12-15 tiếng. Từ đó tạo nên thứ đặc sản khiến nhiều người mê mẩn bởi vị ngon cùng hương vị đặc biệt.
Nhưng ít ai biết, mục đích ban đầu của những người dân nơi đây khi tạo ra món ăn này chỉ là để bảo quản thịt, làm thức ăn dự trữ khi chưa có tủ lạnh. Bởi thời tiết vùng núi Tây Bắc thường khắc nghiệt, nhất là mùa đông. Khi mùa đông đến, nhiệt độ nơi đây xuống rất thấp, có những nơi còn xuất hiện cả băng tuyết. Khiến cho đàn gia súc bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí nhiều con chết trong giá rét khi điều kiện của người dân còn khó khăn, chuồng trại chưa được làm cẩn thận... Từ những con trâu hay gia súc không may bị chết cóng hay ốm yếu khi phải chống chịu với thời tiết giá rét đó, người dân nơi đây xót của, tránh lãng phí mới đem thịt và nghĩ ra cách làm món thịt gác bếp để bảo quản thịt và dữ trữ thức ăn trong mùa đông giá rét. Sau này, món ăn ấy đã được cải thiện hơn nhiều, lựa chọn nguyên liệu cũng kỹ càng hơn và người dân cũng chủ động hơn trong việc giết thịt để có những miếng thịt trâu tươi ngon làm nguyên liệu chính cho món ăn đặc sắc và khiến nhiều người mê mẩn ấy.
Mật ong rừng-thức uống đầy bổ dưỡng
Mật ong có thể được xem là “thần dược” từ thiên nhiên. Sở dĩ, người ta ưu ái gọi mật ong như vậy bởi những tác dụng thần kì của nó. Sử dụng mật ong thường xuyên và đúng cách sẽ giúp điều hòa lượng đường huyết, chữa lành vết thương, làm dịu vết bỏng, ngăn ngừa ung thư và bồi bổ sức khỏe tim mạch...Trong đó, mật ong rừng là loại mật ong được lấy từ các tổ ong rừng trong tự nhiên, không có sự nuôi dưỡng hay tác động từ con người. Vì hoàn toàn từ tự nhiên nên mật ong rừng rất tốt và bổ dưỡng.
Nhiều người dân vùng núi Tây Bắc thường truyền tai nhau, khi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, người dân thường hay di rừng để săn bắt, tìm kiếm thức ăn, tìm kiếm các vị thuốc, chặt cây, đốn củi... Trong những chuyến đi rừng đầy vất vả ấy, họ có thể đã tình cờ phát hiện ra những tổ ong với đầy mật nên đã nếm thử, thấy ngon, ngọt và tăng sức khoẻ tức thì nên đã nghĩ cách bắt và đem các tổ ong đó về vắt lấy mật cho cả nhà dùng để bồi bổ sức khoẻ... Sau đó, mật ong rừng cũng trở thành một trong những món ăn, thức uống mà người dân nơi đây chú ý, tìm kiếm mỗi khi đi rừng. Dần dần về sau, mật ong rừng càng được nhiều người biết đến hơn và trở thành thứ đặc sản đầy bổ dưỡng. Tuy nhiên, vì săn bắt và theo mùa nên mật ong rừng trở nên khan hiếm và khó tìm mua hơn. Vậy nên du khách cần lựa chọn những địa chỉ uy tín và chất lượng để tránh mua phải mật ong giả.
Món cơm lam đậm vị rừng
Trong những chuyến đi rừng vất vả, vấn đề đồ ăn, thức uống luôn được quan tâm và chuẩn bị dự phòng. Về đồ ăn, họ có thể đem theo sẵn ngô, khoai, sắn hay cả cơm nắm... Về nước uống, họ cũng có thể chuẩn bị sẵn dự phòng nước đem theo, hay uống nước suối, nước từ cây rừng. Nhưng những chuyến đi rừng có thể dài ngày và họ không thể đem theo nhiều đồ ăn hay thức uống lỉnh kỉnh và nặng nhọc được. Dần dần họ phát hiện ra trong những ống tre, nứa tươi có ống có cả nước bên trong, uống rất ngon và ngọt. Từ đó, vấn đề nước uống đã có thêm phương án để dùng khi cần. Sau đó, họ nghĩ ra cách dùng chính những ống tre, nứa đó để nấu cơm, giải quyết vấn đề thức ăn mỗi khi đi rừng. Bằng cách bỏ gạo vào trong những ống tre hoặc nứa đó cùng với nước của chúng hoặc nếu thiếu thì bổ sung thêm nước suối, sau đó nút lại bằng lá chuối hay lá dong rồi đem nướng.
Đó là những cách thức ban đầu rất đơn xơ và giải quyết những nhu cầu thiết yếu nhất như đồ ăn, thức uống trong điều kiện khó khăn của những chuyến đi rừng. Từ đó tạo nên món cơm lam độc đáo, thơm ngon đậm vị rừng. Sau này, các bước làm dần được cải tiến hơn như gạo được vo thật sạch, rồi ngâm nước khoảng 5-6 tiếng, tạo màu, vớt ra để ráo nước rồi mới đổ gạo vào trong ống tre hoặc nứa tươi. Sau đó lấy lá chuối hoặc lá dong đậy lại và đem nướng. Khi nướng phải xoay ống liên tục, không cho ống lam quá cháy và để hạt gạo chín đều. Đến khi có hơi nước bốc ra từ miệng ống và có mùi thơm của cơm tức là cơm lam đã chín.
Đỗ Khuyến
Tin khác
-
Thanh Trì - Hà Nội: Cứu kịp thời một học sinh có nguy cơ đuối nước
-
Bức Tường, Ngũ Cung và NSND Thanh Lam “đốt cháy” sân khấu Hà Nội Rock
-
Đề xuất mở rộng quỹ đất, đáp ứng nhu cầu nhà ở bình dân
-
Giá gạo Việt Nam bứt phá, tăng mạnh trở lại
-
Hà Nội "mạnh tay" với 22 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm
-
Số ca sốt xuất huyết tại TPHCM tăng liên tục, 1 trường hợp tử vong
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
Mặc dù tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp tại TPHCM vẫn cố gắng đưa ra mức thưởng Tết tối thiểu...24/11/2024 10:30:05Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
Làng nghề gạch, gốm đỏ tại huyện Mang Thít, một trong những làng nghề lâu đời và độc đáo nhất miền Tây, đang được tỉnh Vĩnh Long...24/11/2024 08:55:57Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
Trong 10 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 117,52 tỷ USD, tăng mạnh 31,5%, tương ứng tăng thêm...24/11/2024 08:53:24RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
Việc hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là RCEP, mở ra cơ hội lớn để các doanh nghiệp tham gia...24/11/2024 08:51:44
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Mua măng lưỡi lợn Tây Bắc
- Đặc sản Da trâu muối chua Tây Bắc