21:01 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Đã có 318.792 người Việt được tiêm vắc xin phòng COVID-19

Bảo An (tổng hợp) | 09:08 28/04/2021

(THPL) - Sáng 28/4, Bộ Y tế cho biết, đến nay cả nước đã có 318.792 người được tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 1 và 2. Các địa phương đã nỗ lực đẩy nhanh quá trình tiêm chủng nhưng vẫn đảm bảo an toàn và đúng đối tượng.

Như vậy, tính đến 16 giờ ngày 27/04/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19 đợt 1 và 2 tại các tỉnh/TP cho 318.792 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các cấp, các lực lượng công an, quân đội.

Đã có thêm 59.056 người được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong ngày 27/04/2021. Chi tiết như sau:

- Đợt 1: Quảng Ninh: 393 người; Bộ Công an: 1.809 người; Bộ Quốc phòng: 2.301 người

- Đợt 2: Hà Nội: 8.668 người; Hải Phòng: 60 người; Nam Định: 900 người; Ninh Bình: 90 người; Bắc Ninh: 972 người; Phú Thọ: 1.844 người; Vĩnh Phúc: 656 người; Hải Dương: 6.411 người; Hưng Yên: 1.827 người; Thái Nguyên: 912 người; Bắc Cạn: 84 người; Quảng Ninh: 742 người; Hoà Bình: 492 người; Hà Tĩnh: 976 người; Lai Châu: 317 người; Lạng Sơn: 288 người; Tuyên Quang: 228 người; Hà Giang: 824 người; Cao Bằng: 1.006 người; Yên Bái: 770 người; Lào Cai: 2.460 người; Sơn La: 108 người; Điện Biên: 1.335 người; Quảng Bình: 295 người; Quảng Trị: 138 người; TT- Huế: 649 người; Tp. Đà Nẵng: 143 người;

Đã có 318.792 người Việt Nam được tiêm vắc xin phòng COVID-19 (Ảnh minh họa)

Quảng Nam: 232 người; Quảng Ngãi: 313 người; Bình Định: 1.169 người; Phú Yên: 1.265 người; Khánh Hòa: 1.406 người; Bình Thuận: 990 người; Ninh Thuận: 1.057 người; Kon Tum: 1.865 người; Đắc Lắc: 2.877 người; Đắk Nông: 339 người; Lâm Đồng: 1.324 người; Cần Thơ: 1.217 người; Sóc Trăng: 1.921 người; Bến Tre: 271 người; Trà Vinh: 87 người; Vĩnh Long: 937 người; Bình Phước: 866 người; Cà Mau: 722 người; Bạc Liêu: 2.387 người;  Hậu Giang: 113 người.

Về tình hình dịch bệnh COVID-19, tính từ 18h ngày 27/4 đến 6h ngày 28/4: Việt Nam tạm thời không ghi nhận ca mắc mới COVID-19. Hiện tổng số ca mắc ở nước ta vẫn là 2.857.

Tính đến 6h ngày 28/4: Việt Nam có tổng cộng 1570 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 910 ca, riêng Hải Dương có 726 ca, Quảng Ninh (61 ca), Gia Lai (27 ca), Hà Nội (34 ca), Bắc Ninh (5 ca), Bắc Giang (2 ca), TP. Hồ Chí Minh (36 ca ), Hoà Bình (2 ca), Hà Giang (1 ca), Điện Biên (3 ca), Bình Dương (6 ca), Hải Phòng (4 ca ), Hưng Yên (3 ca).

10 tỉnh, thành phố (Hoà Bình, Điện Biên, Hà Giang, Bình Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Gia Lai, Bắc Ninh, Quảng Ninh và TP. Hồ Chí Minh) đã 74 ngày không ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng; Hà Nội 70 ngày và Hải Phòng 64 ngày, Hải Dương 34 ngày không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng.

Hiện tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 38.520, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện: 523; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 23.189 và cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 14.808.

Về tình hình điều trị: Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế: tổng số bệnh nhân khỏi bệnh ở nước ta đến nay là 2.516 /2.857. Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên cả nước  hiện có 48 bệnh nhân đã âm tính với virus SARS-CoV-2 từ 1-3 lần gồm: 13 ca âm tính lần 1; Số ca âm tính lần 2: 15 ca; số ca âm tính lần 3 là 20 ca.

Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 ở nước ta đến nay là 35 ca, đây là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng, bao gồm tại Đà Nẵng (31 trường hợp), Quảng Nam (03) và Quảng Trị (01).

Để sống chung an toàn với đại dịch COVID-19, Bộ Y tế khuyến cáo mỗi người dân cần tuân thủ thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang; Khử khuẩn; Khoảng cách; Không tụ tập và Khai báo y tế.

Về tình hình dịch bệnh trên thế giới, theo trang Worldometers thông tin, tính đến sáng 28/4, thế giới có trên 149,2 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 3,14 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch COVID-19 vẫn là Mỹ với trên 32,9 triệu ca mắc và hơn 587.200 trường hợp tử vong. Trong ngày qua, Mỹ ghi nhận thêm gần 39.800 người nhiễm virus SARS-CoV-2.

Tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Ấn Độ, tổng cộng trên 17,9 triệu người đã nhiễm bệnh, bao gồm hơn 201.100 trường hợp thiệt mạng.

Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Ấn Độ

Ngày 27/4, Ấn Độ báo cáo trên 362.900 ca mắc COVID-19 mới, tiếp tục là mức cao nhất thế giới. Đây là ngày thứ 6 liên tiếp Ấn Độ ghi nhận kỷ lục về số ca mắc mới và tử vong hàng ngày vì COVID-19.

Hiện tình trạng thiếu vaccine COVID-19 rất nghiêm trọng ở Ấn Độ. Dự báo, các trung tâm tiêm phòng vaccine của nước này sẽ chứng kiến tình trạng thiếu vaccine trong những ngày tới.

Tất cả người dân Ấn Độ nên đeo khẩu trang mọi nơi mọi lúc, ngay cả khi ở trong nhà là lời kêu gọi của các quan chức y tế cấp cao Ấn Độ trong bối cảnh số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 tại nước này vẫn gia tăng đáng báo động.

Số ca nhiễm mới gia tăng chưa từng có khiến hệ thống y tế của Ấn Độ quá tải. Các bệnh viện trên khắp cả nước đã đưa ra thông báo khẩn, cho biết họ không thể đối phó với tình trạng bệnh nhân ồ ạt. Để giảm áp lực cho các bệnh viện, các lực lượng vũ trang Ấn Độ đã cam kết hỗ trợ y tế khẩn cấp. Tham mưu trưởng Quốc phòng Ấn Độ, Đại tướng Bipin Rawat, cho biết sẽ cung cấp khí oxy lấy từ các kho dự trữ của lực lượng này và huy động những quân y đã về hưu tới hỗ trợ cho các bệnh viện.

Trong lúc này, cộng đồng quốc tế đang nhanh chóng hỗ trợ Ấn Độ. Sáng 27/4, một máy bay của hãng hàng không Lufthansa (Đức) chở chuyến hàng viện trợ y tế đầu tiên của Anh gồm 100 máy trợ thở và 95 máy tạo oxy đã tới thủ đô New Delhi. 9 container hàng viện trợ y tế gồm 495 máy tạo oxy, 120 máy thở không xâm nhập và 20 máy trợ thở sẽ được gửi tới Ấn Độ bằng đường hàng không trong tuần này.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết sẽ cung cấp cho Ấn Độ nhiều thiết bị quan trọng cũng như hàng tiếp tế, trong đó có hàng nghìn máy tạo oxy, bệnh viện dã chiến di động và vật tư phòng thí nghiệm. Ngoài ra, hơn 2.600 nhân viên từ các chương trình khác của WHO đã được cử tới hỗ trợ Ấn Độ.

Bảo An (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu