12:55 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Có nên “trốn” trong nhà để phòng ngừa dịch COVID-19?

13:58 17/02/2020

(THPL) - Nếu cơ thể khỏe manh, chưa từng tiếp xúc với các đối tương có nguy cơ và không thuộc diện phải cách ly thì “trốn” trong nhà để phòng ngừa dịch bệnh là một quan điểm sai lầm.

Tình hình dịch bênh COVID-19 đang diễn biến phức tạp tuy nhiên cần hiểu rõ để có những biện pháp phòng chống khoa học và hiệu quả.

Chỉ 2 tuần ngồi nhà, sức khỏe suy giảm rõ rệt

Theo Bộ Y tế, khả năng lây nhiễm COVID-19 là khi tiếp xúc phải những giọt bắn từ người bệnh trong phạm vi 2 mét. Trên 2 mét là an toàn. Chính bởi vậy, nỗi lo “hít phải virus” trong không khí khi đi ngoài đường là không có cơ sở và quan điểm chỉ ở nhà, không ra đường, không tham gia bất cứ một hoạt động xã hội nào để ngừa dịch bệnh là không cần thiết và vô hình trung lại gây hại cho sức khỏe.

Đặc biệt, miền Bắc đang vào mùa nồm, độ ẩm trong không khí rất cao, nền nhiệt độ trung bình thấp. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để nấm mốc, vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển trong môi trường phòng ốc đóng kín, thiếu lưu thông không khí. 

Ô nhiễm không khí trong nhà khiến sức khỏe bạn suy giảm

Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ ước tính tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà có thể cao gấp 8 lần ô nhiễm không khí ngoài trời và đây có thể là một tác nhân thầm lặng khiến sức khoẻ suy giảm, khi 80% hoạt động của con người diễn ra trong nhà. 

Một nghiên cứu khác của các nhà khoa học Anh cũng chỉ ra rằng, chỉ trong 2 tuần cắt giảm hoạt động thể chất đã gây ra những thay đổi về sức khỏe có liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch. Suy giảm sức khỏe tim và phổi, tăng vòng eo đồng thời tăng mỡ cơ thể và mỡ gan nhiều hơn là những hiện tượng cũng được ghi nhận khi cơ thể đình trệ trong khoảng thời gian kể trên. 

Không khí trong lành đẩy lùi dịch bệnh 

Bởi vậy, để nâng cao sức đề kháng chống lại virus, ngoài việc bổ sung vào thực đơn các món ăn, đồ uống giàu vitamin thì vận động thường xuyên, đặc biệt tập thể dục ở ngoài trời nơi không gian thoáng khí, ít người là điều nên làm. Hạn chế tới phòng tập thời gian này bởi tại đây không khí ít lưu thông và cũng là nơi nhiều loại dụng cụ được sử dụng chung. 

Trong khoảng thời gian này, bạn vẫn hoàn toàn có thể đi du lịch tới những vùng biển nắng ấm, không khí trong lành. Khí hậu ở biển rất trong sạch, ít vi khuẩn, sở hữu nhiều ozone, một lượng đáng kể muối clorua natri (10mg/m3) và một lượng nhỏ i ốt và brom. Lượng ozone cao ở ven biển mang lại hiệu quả cao cho sự hô hấp và trao đổi khí của cơ thể, giúp tăng cường hô hấp và chuyển đổi khí ở phổi tăng 15%, mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. 

Những điểm đến được ưu tiên lựa chọn hàng đầu trong dịp này có thể kế tới Quy Nhơn, Phú Quốc, Vũng Tàu, các tỉnh miền Tây, Tây Nguyên hoặc Côn Đảo hoang sơ. Đây là những vùng đất được thiên nhiêu ưu đãi, khí hậu trong lành và đặc biệt trong giai đoạn này mật độ khách du lịch thấp và tình hình dịch bệnh ở vẫn đang được kiểm soát tốt, chưa ghi nhận trường hợp nghi nhiễm nào. 

Quy Nhơn với không khí biển trong lành và nền nhiệt trung bình từ 25-30 độ, có lợi cho việc phòng chống dịch bệnh và tăng cường sức khoẻ  

Tất nhiên, điều cần nhớ khi đi du lịch là cẩn trọng và tỉnh táo thực hiện nghiêm túc khuyến cáo từ các cơ quan chức năng có thẩm quyền, đồng thời cập nhật thông tin chính thống trước khi đi du lịch. 

Tại sân bay cũng như trên máy bay, cần ghi nhớ rằng: màn hình check-in tự động, tay vịn ghế, nút bấm của vòi nước, tay nắm cửa ở sân bay, ghế ngồi, khay để đồ ăn và tay nắm cửa phòng vệ sinh trên máy bay là những nơi tập trung nhiều vi khuẩn. Chính bởi vậy, tuân thủ nghiêm túc việc rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay khô sau khi chạm vào những nơi này là vô cùng quan trọng để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm.

Bên cạnh đó, trước mỗi chuyến đi, cần ghi nhớ và thực hiện đúng theo những nguyên tắc giữ vệ sinh trong dịch COVID-19 dành riêng cho du khách mà WHO vừa công bố, cụ thể:

-Tránh đi du lịch khi bị ho, sốt

-Đi khám sớm nếu ho, sốt, khó thở. Cần công khai lịch sử du lịch với bác sĩ

-Tránh tiếp xúc gần người đang ho, sốt

-Thường xuyên rửa tay bằng dung dịch có cồn hoặc xà phòng

-Tránh chạm tay vào miệng, mắt, mũi khi chưa được khử khuẩn

-Ho, hắt hơi vào khuỷu tay hoặc khăn giấy rồi lập tức vứt bỏ vào nơi quy định

-Đeo khẩu trang kín mũi, miệng, không chạm vào mặt ngoài khẩu trang

-Vứt khẩu trang dùng một lần, rửa tay sau khi cởi bỏ

-Thông báo ngay phi hành đoàn, tìm chăm sóc y tế nếu thấy mệt mỏi trong người

-Ăn chín, uống sôi

-Không khạc nhổ nơi công cộng

-Tránh tiếp xúc hoặc mang theo động vật bị đau ốm

Thực hiện tốt những điều trên là mỗi du khách đã tự trang bị cho mình một “tấm lá chắn” virus để tự tin lên đường, nạp thêm năng lượng cho tinh thần, tăng cường sức khỏe cũng như bảo vệ những người xung quanh.

PV

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu