Chỉ số giá tiêu dùng 7 tháng đầu năm nay tăng 4,07%
(THPL) - Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2020 tăng 0,4% so với tháng 6, bình quân CPI trong 7 tháng đầu năm 2020 tăng 4,07% so với cùng kỳ năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu tăng, nhu cầu sử dụng điện, nước cũng cũng tăng trong mùa nắng nóng.
Tin liên quan
- Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá dịp Tết 2025
Sôi động thị trường hoa tươi, quà tặng dịp 20/11
Xuất khẩu cá tra có thể đạt 2 tỷ USD trong năm 2024
Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu
» Giá xăng tăng nhẹ từ 15h chiều nay
» Giá lợn hơi biến động trái chiều trên cả nước
» Không tăng giá điện trong 6 tháng đầu năm 2020 vì dịch Covid-19
Cụ thể, có 09/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, trong đó, nhóm giao thông tăng nhiều nhất với 3,91% do ảnh hưởng của đợt điều chỉnh tăng giá xăng, dầu vào thời điểm ngày 27/6/2020 làm chỉ số giá xăng, dầu tăng 9,02%, giá gas tăng 1,13%, giá dầu hỏa tăng 8,2%. tác động làm CPI chung tăng 0,37%.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,47%, chủ yếu do giá điện tăng 2%, nước sinh hoạt tăng 0,25%, trong khi nhu cầu sử dụng điện, nước cũng tăng mạnh vào thời điểm thời tiết nắng nóng. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,3% do đây là tháng học sinh, sinh viên bước vào kỳ nghỉ hè nên nhu cầu vui chơi giải trí tăng cao.
Bên cạnh đó, nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,07%, nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,06%, nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,02%. Do thời tiết nắng nóng kéo dài nên nhu cầu tiêu dùng đồ uống, giải khát cũng tăng (giá nước giải khát có ga tăng 0,11%, giá nước quả ép tăng 0,06%), nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục cùng mức tăng 0,02%, nhóm hàng hóa, dịch vụ khác tăng 0,17%.
Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống, nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,18% và 0,02% so với tháng 6/2020.
Trên thực tế, dù chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2020 tăng 0,4% so với tháng 6, tuy nhiên, chỉ số đó vẫn giảm 0,19% so với tháng 12/2019. Đây là mức thấp nhất trong giai đoạn 2016 - 2020.
Trong tháng 7/2020, giá vàng trong nước và quốc tế đều biến động mạnh vì nhiều dự báo tiêu cực của kinh tế toàn cầu, đồng thời dịch COVID-19 tiếp tục lan nhanh, các nước có xu hướng tung ra các gói kích thích kinh tế. Bình quân giá vàng thế giới đến ngày 24/7 tăng 4,31% so với tháng 6, cao nhất trong vòng 9 năm qua, Trong nước, lãi suất tiết kiệm giảm mạnh, trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn rủi ro dẫn đến nhu cầu mua các loại tài sản an toàn như vàng tăng cao. Chỉ số giá vàng trong tháng 7/2020 tăng 3,49% so với tháng 6 và tăng 20,89% so với tháng 12/2019 đồng thời tăng 28,57% so với cùng kỳ năm 2019.
Trên thị trường tiền tệ quốc tế, giá trị của USD tiếp tục giảm do lo ngại có những mâu thuẫn trong việc đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế tiếp theo giữa Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ của Mỹ. Tuy nhiên, lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hiện dồi dào và đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu, do đó chỉ số giá USD tháng 7/2020 giảm nhẹ 0,23% so với tháng trước, tăng 0,24% so với tháng 12/2019 và giảm 0,32% so với cùng kỳ năm trước.
Với những biến động thị trường như trên, lạm phát trong tháng 7/2020 tăng 0,09% so với tháng trước và tăng 2,31% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 7 tháng năm 2020 tăng 2,74% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.
Quốc Cường
Tin khác
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
-
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
-
Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
(THPL) - Nằm trong lòng đại đô thị phức hợp Vinhomes Ocean Park 2, phân khu San Hô vừa là nguồn cung nhà ở chủ lực, vừa có chức năng thương...22/11/2024 11:55:22Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
(THPL) - Bộ Thương mại Mỹ (DOC) khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với sản phẩm vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ...22/11/2024 11:53:46
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt