02:20 ngày 23/11/2024 | HOTLINE : 0983.883.366 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666
DÒNG SỰ KIỆN

Chất cầm máu từ nọc rắn có khả năng cầm máu trong vài giây

Hạ Nguyễn tổng hợp | 09:45 10/08/2021

(THPL) - Một nhóm các nhà nghiên cứu đã tìm ra cách khai thác enzyme trong nọc độc rắn để phát triển một loại keo y tế đặc biệt có khả năng cầm máu chỉ trong vài giây.

Theo các nhà khoa học, các loại chất kết dính nhân tạo có thể trợ giúp các nhân viên y tế trong việc khám chữa bệnh, tuy nhiên, những chất này khi phân hủy có khả năng sinh ra độc tính. Trong khi đó, các chất kết dính tự nhiên dù sở hữu khả năng tương thích sinh học cao nhưng khả năng bám dính lại kém hơn.

Trong báo cáo mới đăng trên tạp chí Science Advances hôm 15/7, kỹ sư sinh học Kibret Mequanint từ Đại học Western, Ontario của Canada cùng các cộng sự công bố một nghiên cứu đầy hứa hẹn về vật liệu cầm máu siêu nhanh có nguồn gốc từ nọc độc rắn. Khám phá này dựa trên một loại enzyme đông máu có tên là batroxobin, được tìm thấy trong nọc độc của rắn đầu giáo (Bothrops atrox), một trong những loài bò sát độc nhất ở Nam Mỹ.

Nọc độc của loài rắn này có độc tính mạnh, có thể phá hủy hệ cơ bắp của con mồi, khiến máu đông đặc, làm cho con mồi mất máu tới chết.

Rắn Bothrops atrox. Ảnh: Uncover Reality.

Nhóm nghiên cứu đã chiết xuất Reptilase - enzyme trong nọc độc của rắn Bothrops atrox, thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm để kiểm định hàm lượng Fibrinogen (một hợp chất được tạo ra ở gan được dùng để làm đông máu). Sau đó, Reptilase được sử dụng kết hợp với gel đã methacrylate hóa để tạo ra keo dính y tế có khả năng kết dính ngay khi tiếp xúc với ánh sáng nhưng lại không kết dính với máu.

Theo Mequanint, khi bị thương và chảy máu, bạn chỉ cần bóp ống để loại keo này chảy ra và phủ lên vết thương, sau đó chiếu ánh sáng lên đó trong vài giây, chẳng hạn như bằng bút laser hoặc đèn flash trên điện thoại thông minh. Dưới tác động của ánh sáng nhìn thấy, các chất chiết xuất từ nọc rắn trong keo sẽ liên kết chéo với nhau.

So với keo fibrin (tơ huyết), được coi là tiêu chuẩn vàng trong ngành cho các bác sĩ phẫu thuật lâm sàng và thực địa, vật liệu mới có độ bền kết dính cao gấp 10 lần, giúp chống lại sự tách rời hoặc rửa trôi do máu chảy. Thời gian đông máu chỉ trong 45 giây, nhanh gấp đôi so với chất làm đông máu thông thường, báo Vnexpress đưa tin.

Trong giai đoạn tiếp theo, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục thử nghiệm lâm sàng trước khi đưa chất cầm máu từ nọc rắn này tới các cơ sở y tế.

Hạ Nguyễn tổng hợp

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu