Cảnh báo thủ đoạn tìm kiếm "kho báu ngàn tỷ" để lừa nhà đầu tư
(THPL) - Thủ đoạn chung của các đối tượng là thành lập doanh nghiệp nhưng không có hoạt động sản xuất kinh doanh để lừa đảo.
Tin liên quan
- Tổng cục Hải quan cảnh báo chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Sàn TMĐT cần có trách nhiệm trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Lực lượng QLTT phát hiện và xử lý hơn 41.700 vụ vi phạm trong 10 tháng
Vì sao UBND TP Sầm Sơn chưa thực hiện nghiêm bản án tòa đã tuyên?
» Cảnh báo thủ đoạn cho vay nặng lãi qua thế chấp tài khoản iCloud
» Cảnh báo gian lận đối với mặt hàng sắt, thép nhập khẩu
» Cảnh giác để tránh bị lừa đảo qua điện thoại, Facebook
Thời gian gần đây, lực lượng công an phát hiện nhiều nhóm cá nhân, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động mang dấu hiệu lừa đảo thông qua việc lập các hồ sơ, đơn thư xin tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tìm kiếm, khai thác “kho báu”, “tiếp nhận di sản”, “tiền trôi nổi”... có giá trị từ hàng trăm đến hàng ngàn tỷ đồng.
Báo Chính phủ đưa tin, theo Bộ Công an, thủ đoạn chung của các đối tượng là thành lập DN, nhưng không có hoạt động sản xuất, kinh doanh; trực tiếp hoặc thông qua các cá nhân, DN trong nước lập các bộ hồ sơ gửi tới các cơ quan của Đảng, Chính phủ đề nghị xem xét, giải quyết cho tiếp nhận, giải ngân nguồn vốn đầu tư nước ngoài, khai thác kho báu... có sử dụng giấy tờ giả mạo của các ngân hàng, tổ chức tài chính lớn như hối phiếu, trái phiếu quốc tế, điện chuyển tiền, chứng từ bảo lãnh, chứng nhận sở hữu tài sản, di sản thừa kế có giá trị hàng triệu đến hàng nghìn tỷ USD, EUR...
Các đối tượng sử dụng các văn bản tiếp nhận đơn, thư, phiếu giải quyết văn bản của các cơ quan Nhà nước để lấy mẫu dấu, chữ ký và làm văn bản giả mạo để hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản; tìm cách tiếp cận cán bộ lão thành, lãnh đạo các cấp để gây sức ép tới các bộ, ngành, địa phương xử lý hồ sơ, tiếp nhận đơn thư, tạo uy tín cho bản thân.
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân, DN trong nước để tiếp cận, tạo niềm tin và đề nghị ký kết hợp đồng hợp tác, hoặc tham gia vào việc lập hồ sơ để đăng ký tiếp nhận nguồn vốn nước ngoài, khai thác kho báu, di sản, tài sản thừa kế. Các đối tượng mập mờ, che giấu thông tin trong việc mua-bán các loại tiền xu lưu niệm có màu vàng, bạc của các quốc gia, các loại thẻ được tự giới thiệu có tính chất như thẻ tín dụng ngân hàng...
Các đối tượng móc nối với các cá nhân là người nước ngoài, Việt kiều tự xưng là chuyên gia, người đại diện cho các tổ chức, quỹ tài chính quốc tế, xét duyệt dự án, tìm kiếm kho báu, sở hữu tiền và tài sản trôi nổi của các quốc gia khác tại Việt Nam... hoặc tự nhận là người của lãnh đạo các ban, bộ, ngành đang giữ các thông tin, tài liệu liên quan đến dự án, kho báu, di sản, tài sản thừa kế... Từ đó, các đối tượng đề nghị các cá nhân, DN, tổ chức có nhu cầu tiếp nhận, vay vốn phải tạm ứng, chi trả các chi phí cho chuyên gia xét duyệt hồ sơ, chi phí tìm kiếm kho báu, chi phí làm thủ tục tiếp nhận di sản, tài sản thừa kế, chi phí ngoại giao, bôi trơn, chi phí xem hồ sơ, nguồn tiền... rồi chiếm đoạt tài sản.
Theo điều tra của cơ quan công an, phần lớn các cá nhân tham gia vào hoạt động lừa đảo này đều có tiền án, tiền sự về tội lừa đảo, làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức, không có nghề nghiệp, nơi cư trú rõ ràng. Qua xác minh, đa phần các đối tượng đều không có mặt tại nơi cư trú theo địa chỉ trong giấy phép đăng ký kinh doanh.
Theo báo VTV online, hoạt động mang dấu hiệu lừa đảo này đã được Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuyên truyền, cảnh báo nhiều lần. Một số đối tượng đã bị công an các địa phương khởi tố, điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hoặc phối hợp với các ban, ngành để xử lý theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, các đối tượng nêu trên vẫn tiếp tục hoạt động, lập và sử dụng nhiều pháp nhân mới để soạn thảo các tờ trình, thông báo và đề nghị gửi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, địa phương đề xuất xin được khai thác kho báu, tiếp nhận di sản; chào mời các cá nhân, DN hợp tác đầu tư, góp vốn, gây thiệt hại kinh tế cho các cá nhân, DN và làm ảnh hưởng hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
Số tiền, kho báu có trị giá từ hàng chục tỷ đến hàng nghìn tỷ USD, EURO, Yên Nhật mà các đối tượng nêu trong các tờ trình, đơn đề nghị là bịa đặt.
Bộ Công an đề nghị các tổ chức, đơn vị, cá nhân trong cả nước cần hết sức cảnh giác với các thủ đoạn nêu trên, tránh để bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản...
Tú Anh (tổng hợp)
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Chung cư The Felix đã khởi công chưa?
- Tham khảo máy đột thủy lực