Cẩn trọng với những "cái bẫy" khi mua sắm trên "sàn chui" Temu, Shein, 1688
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Tin liên quan
- Tổng cục Hải quan cảnh báo chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Sàn TMĐT cần có trách nhiệm trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Lực lượng QLTT phát hiện và xử lý hơn 41.700 vụ vi phạm trong 10 tháng
Vì sao UBND TP Sầm Sơn chưa thực hiện nghiêm bản án tòa đã tuyên?
Thông tin trên báo Tin tức, văn bản nêu rõ, trong thời gian gần đây, các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, Shein, 1688… đã tiến hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam mà chưa đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương, thu hút sự quan tâm lớn của người tiêu dùng và trở thành đề tài nóng trên các phương tiện truyền thông.
Nhằm tăng cường hiệu lực quản lý và thực thi pháp luật, Bộ trưởng yêu cầu Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh truyền thông và hướng dẫn người tiêu dùng thận trọng khi mua sắm trực tuyến trên các nền tảng xuyên biên giới, đặc biệt là các nền tảng chưa đăng ký như Temu, Shein, 1688… Đồng thời, Bộ khuyến cáo người tiêu dùng không thực hiện giao dịch trên những nền tảng chưa được xác nhận tại Cổng thông tin quản lý thương mại điện tử.
Trong tháng 10, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ tham mưu cho lãnh đạo Bộ để báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu phương án giám sát, quản lý hàng hóa nhập khẩu từ các nền tảng chưa tuân thủ pháp luật. Ngoài ra, Cục sẽ liên hệ với đội ngũ pháp lý của Temu để yêu cầu tuân thủ pháp luật, và nếu cần thiết, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để áp dụng biện pháp kỹ thuật.
Bộ trưởng cũng giao Cục triển khai hiệu quả Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia 2021-2025, đặc biệt là hỗ trợ các địa phương chuyển đổi số chợ truyền thống và hỗ trợ các tiểu thương bán hàng cả online lẫn offline. Đồng thời, phối hợp tổ chức các hội thảo, lớp đào tạo nâng cao kỹ năng chuyển đổi số cho người dân, doanh nghiệp và hợp tác xã nhằm thúc đẩy thương mại nội địa và xuất khẩu.
Theo tin tin từ TTXVN, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ phối hợp với Tổng cục Hải quan giám sát và xử lý các điểm tập kết hàng hóa của các nền tảng thương mại điện tử chưa đăng ký. Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia sẽ tăng cường công tác bảo vệ người tiêu dùng và nâng cao nhận thức về các rủi ro khi mua hàng trên nền tảng xuyên biên giới.
Trong tháng 10, Vụ Pháp chế sẽ phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số để rà soát pháp lý, đề xuất phương án xử lý nền tảng vi phạm. Cục Xuất nhập khẩu sẽ làm việc với Tổng cục Hải quan về kiểm soát hàng hóa nhập khẩu qua kênh thương mại điện tử. Cục Xúc tiến thương mại sẽ đề xuất biện pháp xử lý các chương trình khuyến mại vi phạm.
Vụ Thị trường trong nước sẽ đánh giá tác động của hàng hóa nước ngoài thông qua các nền tảng xuyên biên giới vào tháng 11/2024, đồng thời đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam.” Vụ Khoa học và Công nghệ sẽ xây dựng các tiêu chuẩn cho sản phẩm để nâng cao chất lượng và thương hiệu hàng hóa Việt Nam.
Các đơn vị thanh tra được yêu cầu tăng cường hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm trong thương mại điện tử, đồng thời rà soát và kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật khi cần thiết.
Tiến Minh (Tổng hợp)
Tin khác
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
-
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
-
Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30Khám phá mô hình đô thị thương mại và du lịch trong lòng Vinhomes Ocean Park 2
(THPL) - Nằm trong lòng đại đô thị phức hợp Vinhomes Ocean Park 2, phân khu San Hô vừa là nguồn cung nhà ở chủ lực, vừa có chức năng thương...22/11/2024 11:55:22Hoa Kỳ khởi xướng điều tra vỏ viên nhộng cứng từ Việt Nam
(THPL) - Bộ Thương mại Mỹ (DOC) khởi xướng điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp với sản phẩm vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ...22/11/2024 11:53:46
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt