Các Bộ, ngành cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng Luật Thương mại điện tử
(THPL) - Các ý kiến đóng góp về cơ bản đều nhất trí với sự cần thiết ban hành riêng một đạo luật về thương mại điện tử. Đồng thời, cơ bản nhất trí với năm chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử.
Tại Hội nghị tham vấn chính sách xây dựng Luật Thương mại điện tử diễn ra chiều 9/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, những năm gần đây, thương mại điện tử Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đưa quy mô thị trường bán lẻ thương mại điện tử đạt khoảng 25 tỷ USD, đứng thứ 3 tại Đông Nam Á.
Trong tổng quy mô 36 tỷ USD của nền kinh tế số Việt Nam, thương mại điện tử chiếm tới 2/3 và tốc độ tăng trưởng của nước ta hiện xếp thứ 5 trên toàn thế giới. Để quản lý lĩnh vực này, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử và Nghị định số 85/2021/NĐ-CP ngày 25/9/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 52.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhận định sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, cùng với sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh mới, đa dạng về chủ thể và phức tạp về bản chất, đã đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Ông chỉ ra rằng các chính sách và quy định hiện hành đang bộc lộ những tồn tại, hạn chế đáng kể.
Trước hết, tính pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật còn chưa cao, thiếu ổn định và chưa có chế tài xử lý mạnh mẽ đối với các hành vi vi phạm. Thứ hai, hệ thống pháp luật thiếu tính thống nhất, chưa đồng bộ với các luật khác như Luật Thuế hay Luật Sở hữu trí tuệ. Thứ ba, các mô hình thương mại điện tử mới dựa trên dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và mạng xã hội chưa được quy định cụ thể. Thứ tư, việc xác định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia thương mại điện tử còn thiếu cơ chế rõ ràng, gây khó khăn trong xử lý vi phạm, đồng thời làm gia tăng nguy cơ gian lận thương mại và trốn thuế.
Ngoài ra, việc kiểm soát các nền tảng xuyên biên giới chưa hiệu quả, trong khi cơ chế phân cấp, phân quyền từ Trung ương đến địa phương vẫn chưa được xác định rõ ràng. Vì vậy, ông khẳng định Bộ Công Thương nhận thấy cần thiết phải kiến nghị Quốc hội, Chính phủ và các cấp có thẩm quyền sớm xây dựng và ban hành Luật Thương mại điện tử để điều chỉnh và quản lý lĩnh vực này một cách hiệu quả hơn.

Theo bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua, Bộ Công Thương đã khẩn trương xây dựng 5 bộ tài liệu liên quan đến hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử, gồm: Hồ sơ xây dựng luật, báo cáo đánh giá tác động, báo cáo tổng kết thực thi pháp luật hiện hành, báo cáo đề xuất chính sách. Các tài liệu này đã được đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương từ ngày 17/01/2025 để lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân theo quy định.
Đến nay, Bộ Công Thương đã nhận được ý kiến góp ý của hơn 90 cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương, trong đó có 20 bộ, ngành cơ quan của Chính phủ, 63 ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hiệp hội và một số tổ chức doanh nghiệp.
“Các ý kiến đóng góp về cơ bản đều nhất trí với sự cần thiết ban hành riêng một đạo luật về thương mại điện tử. Đồng thời, cơ bản nhất trí với năm chính sách trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Thương mại điện tử.
Ngày 4/4/2025, Bộ Công Thương đã gửi Bộ Tư pháp đề xuất bổ sung xây dựng Luật Thương mại điện tử vào chương trình lập pháp Quốc hội năm 2025. Đồng thời, đề xuất dự thảo luật thông qua vào tháng 10/2025”, bà Oanh cho hay.
Cũng theo bà Oanh, trên cơ sở đánh giá thực tiễn thi hành, xác định các nội dung cần thiết cần bổ sung hoàn thiện để hoạch định chính sách về thương mại điện tử trong thời gian tới, Bộ Công Thương xác định 5 chính sách lớn, cụ thể:
Thứ nhất, bổ sung và thống nhất các khái niệm theo các quy định pháp luật hiện hành. Mục tiêu của chính sách nhằm quy định rõ khái niệm nền tảng số, nền tảng số trung gian và các khái niệm khác phù hợp với lĩnh vực thương mại điện tử và đảm bảo hài hòa với các luật khác hiện hành; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Thứ hai, quy định các hình thức hoạt động thương mại điện tử, các chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại điện tử, quyền và nghĩa vụ liên quan với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót các mô hình hoạt động thương mại điện tử và các chủ thể tham gia; đảm bảo minh bạch về thẩm quyền, rõ ràng về giới hạn trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, đẩy mạnh phân cấp phân quyền giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Thứ ba, trách nhiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử nhằm tạo cơ chế để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn thông tin về hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật về thương mại điện tử; tạo cơ chế để cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với các nền tảng thương mại điện tử.
Thứ tư, quy định về dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử trong thương mại với mục tiêu đối xử công bằng đối với các loại hình cung cấp dịch vụ tin cậy; nhanh chóng phát hiện, xử lý các vi phạm pháp luật liên quan đến hợp đồng điện tử.
Thứ năm, quy định về xây dựng, phát triển thương mại điện tử nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Chính phủ về thúc đẩy phát triển thương mại điện tử; thúc đẩy thương mại điện tử phát triển xanh, bền vững, góp phần phát triển kinh tế hiệu quả, tạo giá trị cho cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội công bằng và giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường.
Minh Phương
Tin khác
Thép Việt Ý có thêm nhà máy quy mô lớn tại Hải Phòng
Cách nhận biết mặt hàng tôm tươi bị tiêm hóa chất
Vinaphone khắc phục xong sự cố mất sóng, xác định nguyên nhân ban đầu
Bão số 1 ở miền Trung khiến 7 người chết và mất tích
Mari Quỳnh Anh khép lại nhiệm kỳ Đại sứ Truyền thông của NTK Nhật Thực với nhiều dấu ấn nổi bật
Người đủ 75 tuổi được nhận trợ cấp hưu trí xã hội từ 1/7
Khai mạc Lễ hội Ngày không tiền mặt - Ting Ting Day 2025 tại TP.HCM
(THPL) - Ngày 14/6, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cùng đại diện các bộ, ngành, địa phương nhấn nút khai mạc Lễ hội Ngày không tiền mặt -...15/06/2025 11:44:20Xi măng Long Sơn: Từ lịch sử hình thành đến khát vọng vươn xa
(Sapo) - Với nền tảng từ vùng nguyên liệu đá vôi chất lượng cao tại Bỉm Sơn (Thanh Hóa) cùng dây chuyền công nghệ hiện đại, Xi măng Long...15/06/2025 16:37:57MB chính thức tặng miễn phí: App quản lý bán hàng, xuất hoá đơn điện tử chỉ cần điện thoại
(THPL) - Ngày 13/06, Hưởng ứng Nghị định 70/2025/NĐ-CP của Chính phủ về tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, Ngân hàng TMCP Quân...15/06/2025 08:03:22Nha Trang trở thành điểm đến hàng đầu của du khách Hàn Quốc
(THPL) - Theo dữ liệu mới công bố từ Agoda, Nha Trang – thành phố biển miền Trung Việt Nam – đã vươn lên trở thành điểm đến quốc tế...15/06/2025 07:26:32
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Ngân hàng Lộc Phát (LPBank): Ghi dấu ấn với Tổng đài đa kênh thông minh tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng 2025
- Điểm danh những “tọa độ” hot nhất Đà thành dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5
- Cầu Ngọc Hồi chuẩn bị khởi công: khẳng định xu hướng ở ngoại ô, làm...
- “Bỏ túi” cách bảo vệ sức khỏe vừa tiết kiệm, vừa mang lại hiệu...