12:53 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Cả nước ghi nhận khoảng 200.000 ca mắc sốt xuất huyết

14:42 31/10/2019

(THPL) - Thông tin từ Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế cho biết, đến thời điểm này, cả nước đã ghi nhận 50 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết (SXH), trong khi số bệnh nhân đã tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ 2018.

Theo An ninh thủ đô, từ đầu năm 2019  đến nay, cả nước đã ghi nhận khoảng 200.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong số 50 trường hợp tử vong tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền Nam, miền Trung và Tây Nguyên.

Thời điểm này, tình hình dịch bệnh SXH đã chững lại nhưng số mắc vẫn rất cao, gấp 3 lần so với cùng kỳ năm 2018. Hiện cả 63 tỉnh, thành phố đều có bệnh nhân.

Trong khi đó, qua kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương thuộc vùng trọng điểm SXH cho thấy, nhiều người dân vẫn chủ quan trong phòng bệnh. Ở một số nơi có tình trạng người dân không hợp tác với ngành y tế để phun thuốc diệt muỗi, hay đóng cửa không cho cán bộ y tế vào nhà kiểm tra và tìm diệt ổ bọ gậy.

Tại TP Hà Nội, tính đến hết tháng 9, toàn thành phố ghi nhận 5.305 trường hợp mắc SXH, chưa ghi nhận tử vong. Bệnh nhân có ở 465/584 xã, phường, thị trấn (chiếm 79%). Một số quận, huyện có nhiều bệnh nhân mắc như Hà Đông, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Thường Tín, Thanh Trì, Hoàng Mai, Thanh Oai, Hoài Đức, Bắc Từ Liêm.

“Đỉnh dịch” sốt xuất huyết, số ca mắc tăng gấp ba lần( Ảnh minh họa)

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội dự báo những tháng cuối năm, tình hình dịch bệnh SXH trên địa bàn thành phố sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, thất thường, số mắc có thể tăng cao do đúng vào chu kỳ của đỉnh dịch vào tháng 10 và 11. “Điều kiện vệ sinh môi trường hạn chế, mật độ dân cư cao, một số khu vực thiếu nước sạch, người dân phải tích trữ nước để sinh hoạt; nhiều khu vực bãi đất trống, tiếp giáp, xen kẹt, khu nhà chưa có người tạo điều kiện cho muỗi vằn truyền bệnh sinh sản và phát triển”, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội cảnh báo.

Trước thực tế chưa có vaccine phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc tự phòng bệnh để giảm nguy cơ bùng phát bệnh là diệt các ổ loăng quăng, bọ gậy. Nếu làm tốt, sẽ không có muỗi truyền bệnh, sẽ giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh ra cộng đồng. Dịch bệnh sẽ bùng phát nếu không có sự chung tay, vào cuộc của người dân. Ngành y tế, chính quyền đều không làm thay được vài trò của người dân.

Vì thế, ngành y tế khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh SXH bằng cách đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn. Loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá... Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay kể cả ban ngày. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng dịch. Khi bị sốt, xuất huyết… đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà, theo báo Nhân dân

 

Phương Linh( Tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu