Bộ Y tế yêu cầu xác minh việc mua bán thuốc điều trị COVID-19 không phép
(THPL) - Ngày 7/12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về việc tăng cường kiểm tra, xác minh việc mua bán trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến thuốc điều trị COVID-19 đang thử nghiệm lâm sàng, thuốc chưa được cấp phép lưu hành.
Tin liên quan
- Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Xóa nám, trẻ hóa da “thần tốc” với Meso Extra không kim - Làm đẹp chuẩn Y khoa
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
Bí quyết chinh phục kỳ thi IELTS cùng The IELTS Workshop
Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng bệnh viện
» Bộ Y tế hướng dẫn phòng COVID-19 tại các TTTM, chợ, siêu thị, nhà hàng
» Bộ Y tế yêu cầu tăng cường nhân lực cho 5 tỉnh, thành phố phía Nam
» Bộ Y tế cảnh báo tình trạng tẩy xóa, thay đổi hạn dùng thuốc
Theo báo Sức khỏe và Đời sống, công văn ban hành sau khi một báo điện tử đăng tải bài viết "Rao bán thuốc chữa COVID-19 tràn lan ở Sài Gòn". Bài báo phản ánh việc lợi dụng tâm lý lo lắng và nhu cầu dự trữ thuốc điều trị COVID-19 và tình trạng thiếu hụt "túi thuốc C" (gói thuốc cấp cho F0 có thuốc Molnupiravir), một số đối tượng đã rao bán trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến các loại thuốc điều trị COVID-19 có dược chất Molnupiravir hoặc thuốc nước ngoài chứa dược chất Molnupiravir, Favipiravir chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Theo Cục Quản lý Dược, việc mua, bán sử dụng các thuốc không được phép lưu hành trên thị trường này là vi phạm nghiêm trọng quy định của Luật Dược và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân, giảm hiệu quả phòng chống dịch và nguy cơ thuốc giả, thuốc nhập lậu.
Theo TTXVN đưa tin, để bảo đảm an toàn cho người sử dụng, thực hiện nghiêm Luật Dược 2016 và chấn chỉnh tình trạng vi phạm pháp luật trong thử nghiệm, lưu hành thuốc điều trị COVID-19, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế TP HCM chỉ đạo Thanh tra Sở phối hợp với các đơn vị chức năng khẩn trương kiểm tra việc phân phối, cấp phát, sử dụng thuốc điều trị Molnupiravir đang được thử nghiệm lâm sàng tại các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.
Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tránh thất thoát, thẩm lậu thuốc ra ngoài thị trường. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu hình sự, chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định.
Cùng đó, tham mưu cấp có thẩm quyền, phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn thành phố như Ban chỉ đạo 389 thành phố, Công an thành phố và các cơ quan chức năng khác kiểm tra, xác minh việc đăng tải các thông tin liên quan đến mua, bán thuốc điều trị COVID-19 đang thử nghiệm lâm sàng và thuốc không có nguồn gốc, xuất xứ thông qua mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến khác, xử lý nghiêm để răn đe các trường hợp vi phạm.
Rà soát, kiểm tra tình trạng thiếu hụt "túi thuốc C" tại các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19. Nếu có tình trạng thiếu hụt, Sở Y tế chủ động có giải pháp giải quyết tình trạng thiếu hụt để kịp thời cung ứng đầy đủ thuốc cho các trường hợp F0.
Về tình hình dịch bệnh, theo thống kê của ngành y tế, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.337.523 ca mắc COVID-19, đứng thứ 33/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 13.567 ca nhiễm).
Riêng đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.332.216 ca, trong đó có 1.008.839 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.019 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.666 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.388 ca; Thở máy không xâm lấn: 180 ca; Thở máy xâm lấn: 770 ca; ECMO: 15 ca
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.700 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm. Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 12/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 128.675.533 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 73.663.229 liều, tiêm mũi 2 là 55.012.304 liều.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đính chính về 2 lô vaccine COVID-19 cho trẻ em Tối 7/12, ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có thông tin tới báo chí liên quan đến phát ngôn "Hà Nội hoàn trả 2 lô vaccine tăng hạn sử dụng". Phát ngôn này ông Cương trao đổi tại phiên thảo luận tổ đại biểu của kỳ họp thứ ba HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI chiều 7/12 về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đề cập về việc tiêm vaccine cho trẻ em. Theo vị Giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội, phát ngôn này "do chưa nắm được đầy đủ thông tin". Ông khẳng định việc phát ngôn trên là chưa đúng thẩm quyền. Từ ngày 23/11, Hà Nội chính thức triển khai tiêm vaccine COVID-19 của Pfizer cho học sinh từ lớp 10, 11 và 12. Đến ngày 27/11, Hà Nội bắt đầu tiêm cho học sinh lớp 9. Từ ngày 30/11, học sinh lớp 7-8 của Hà Nội được tiêm vaccine. Theo kế hoạch, Hà Nội cần tiêm vaccine cho khoảng 700.000 trẻ từ 12-17 tuổi. Tính tới hết ngày 6/12, Hà Nội đã tiêm mũi 1 vaccine COVID-19 của Pfizer cho 256.465 trẻ từ 12-14 tuổi đạt tỷ lệ 65% trẻ trong độ tuổi này. Với độ tuổi 15-17, từ 23/11 đến ngày 6/12, Hà Nội tiêm được 287.684 mũi tiêm/305.668 trẻ, đạt 94,1%. Tổng chung, Hà Nội đã tiêm vaccine cho hơn 77% trẻ từ 12-17 tuổi, tính tới hết ngày 6/12. |
Phương Anh (tổng hợp)
Tin khác
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
-
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
-
Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
-
Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09Trình Quốc hội phương án tăng thuế với rượu bia và thuốc lá
(THPL) - Theo đề xuất của Chính phủ, thuế tiêu thụ đặc biệt với các mặt hàng rượu, bia, thuốc lá sẽ được điều chỉnh tăng so với...22/11/2024 14:52:31Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
(THPL) - Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng thông minh, thậm chí vượt xa con người, nhưng sẽ không có chuyện AI kiểm soát con người. Đó là...22/11/2024 11:52:14Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên...22/11/2024 11:54:30
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- Phương pháp trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ sơ sinh
- Cách sử dụng thuốc sữa dạ dày hiệu quả