01:49 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Bộ trưởng Tài chính đưa 5 chỉ tiêu phát triển thị trường chứng khoán

18:06 02/01/2018

(THPL) - Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2017 đã khẳng định tốt vai trò là kênh huy động vốn trung dài hạn, là kênh đầu tư hấp dẫn cho công chúng.

Theo báo Tri thức trực tuyến, phát biểu chỉ đạo buổi lễ đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu năm 2018 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) sáng nay (2/1), Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho hay năm 2017, kinh tế thế giới tăng cao hơn mức dự báo nên thị trường chứng khoán có mức tăng trưởng tốt. Kinh tế Việt Nam cũng đã có những bước phát triển quan trọng, hoàn thành vượt mức 13/13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, đặc biệt GDP đạt 6,81% vượt mục tiêu 6,7%.

jim0441rs-1514878682914
Bộ trưởng Bộ tài chính đánh cồng khai trương phiên giao dịch đầu năm 2018, chỉ đạo 5 nhiệm vụ. (Ảnh: Trí thức trẻ)

Bộ trưởng khẳng định thị trường chứng khoán năm 2017 có mức phát triển vượt bậc, thành công ngoài mong đợi với nhiều doanh nghiệp lớn lên sàn. Quy mô thị trường đã ở mức 70,2% GDP, đạt mục tiêu đề ra cho năm 2020.

VN-Index đã có mức tăng ấn tượng, đóng cửa phiên giao dịch cuối năm ở mức 984 điểm, tăng 48% so với năm 2016. Thanh khoản thị trường cổ phiếu tăng 65%, thị trường trái phiếu tăng 39%.

HNX-Index cũng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu đề ra. Trong đó, thị trường trái phiếu tiếp tục phát triển mạnh với việc huy động được 194.000 tỷ đồng cho ngân sách, kỳ hạn bình quân tăng lên 12,7 năm. Nhà đầu tư tổ chức phi ngân hàng nắm giữ 43% lượng trái phiếu đang lưu hành.

Thị trường chứng khoán phái sinh cũng đã vận hành 4 tháng và tăng trưởng ổn định. Mặc dù chỉ có gần 17.000 tài khoản, chiếm chưa đầy 1% thị trường nhưng bình quân giao dịch ngày đạt 20% so với giá trị trên thị trường cơ sở.

Tính chung cổ phiếu trên toàn thị trường đạt mức vốn hóa 3,5 triệu tỷ đồng, tăng 73% so với cuối  năm 2016. Mức vốn hóa này đã tương đương với 70% GDP năm 2017.

Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: “Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2017 đã khẳng định tốt vai trò là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho Chính phủ, doanh nghiệp, và là kênh đầu tư hấp dẫn cho công chúng, đóng góp quan trọng vào công cuộc cổ phấn hóa, thoái vốn Nhà nước và thu hút vốn nhà đầu tư nước ngoài”.

Theo báo Trí thức trẻ, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhận định thị trường năm 2018 sẽ tiếp tục phát triển cả về quy mô và chất lượng và nêu 5 vấn đề trọng tâm của thị trường chứng khoán Việt Nam năm nay. Cụ thể: 

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách, với trọng tâm là hoàn thiện Luật Chứng khoán sửa đổi, trên tinh thần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thị trường chứng khoán phát triển và phát huy ngày càng tốt hơn chức năng, vai trò của thị trường chứng khoán đối với nền kinh tế; tăng cường hoạt động giám sát và cưỡng chế thực thi nhằm bảo đảm minh bạch, an toàn cho thị trường chứng khoán và cả hệ thống tài chính quốc gia.

Thứ hai, tiếp tục thực hiện cơ cấu lại thị trường chứng khoán theo hướng đẩy nhanh tiến trình hợp nhất hai sở giao dịch chứng khoán. Kết hợp với lộ trình cơ cấu lại các thị trường cổ phiếu, trái phiếu và phái sinh; tiếp tục tái cơ cấu hệ thống các định chế trung gian trên thị trường theo định hướng của Chính phủ.

Thứ ba, phát triển các sản phẩm mới, thị trường mới nhằm tiếp tục hoàn thiện cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó tập trung đưa sản phẩm chứng quyền có bảo đảm vào giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM vào cuối quý 1/2018, triển khai sản phẩm hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trong quý 3/2018; hoàn thiện các điều kiện về cơ sở pháp lý và hệ thống kỹ thuật cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp để có thể triển khai từ năm 2019; nghiên cứu cơ chế huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp qua sàn giao dịch chứng khoán.

Thứ tư, tiếp tục tổ chức tốt công tác đấu thầu và tổ chức giao dịch trái phiếu Chính phủ nhằm huy động vốn kịp thời và hiệu quả cho ngân sách và cho đầu tư phát triển; tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách; đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư và sản phẩm phát hành; nghiên cứu phát hành "trái phiếu xanh" và ban hành khung pháp lý quy định về phát hành trái phiếu xanh.

Thứ năm, tiếp tục thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp; trong đó sẽ tập trung ban hành cơ chế về thị trường, dựng sổ (book-building) nhằm cải tiến và thúc đẩy hoạt động đấu giá cổ phần hóa gắn với niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán theo tinh thần Nghị định 126/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu