13:18 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Bộ GD&ĐT có ý kiến về việc nhiều trường ĐH đồng loạt tăng học phí

20:12 17/04/2021

(THPL) – Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục có trách nhiệm công khai, giải trình chi phí đào tạo, mức học phí, lộ trình tăng học phí cho từng năm học.

Thời gian gần đây, nhiều trường đại học đã đưa ra mức học phí năm học 2021-2022 đối với sinh viên khóa mới. Do trường thực hiện tự chủ tài chính, mức thu tăng vọt, thậm chí gấp đôi so với học phí hiện tại.

Cụ thể, tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân, học phí hệ chính quy chương trình chuẩn năm học 2021-2022 theo ngành học cho khóa 63 (tuyển sinh năm 2021) từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng/năm học. Học phí các chương trình đặc thù từ 40 triệu đồng đến 60 triệu đồng/năm học.

Nhà trường cho biết, lộ trình tăng học phí không quá 10% hàng năm và không quá mức trần theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP.

Mới đây, ĐH Ngoại thương cũng thông báo học phí dự kiến với chương trình đại trà là 20 triệu đồng/sinh viên/năm. Học phí chương trình chất lượng cao dự kiến là 40 triệu đồng/năm, chương trình tiên tiến dự kiến 60 triệu đồng/năm.

Ảnh minh họa

Tạp chí Đời sống và Pháp luật thông tin thêm, Học viện Ngân hàng cũng áp dụng theo quy định mới về khung học phí năm học 2021-2022. Cụ thể, học phí các chương trình tiên tiến, chất lượng cao hoặc học bằng tiếng Anh là 130 triệu đồng/ 4 năm. Chương trình cử nhân quốc tế (liên kết với Đại học CityU) dao động từ 120-160 triệu đồng/4 năm. Chương trình cử nhân quốc tế (liên kết với ĐH Sinderland, Vương quốc Anh) học phí khoảng 315 triệu đồng, bao gồm 3 năm đầu khoảng 175 triệu đồng…

Do vậy việc tăng học phí do trường thực hiện tự chủ tài chính đã khiến không ít người, đặc biệt các thí sinh lo lắng.

Báo Tiền phong cho hay, liên quan đến vấn đề trên, mới đây Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT đã chính thức có ý kiến.

Theo Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT cho biết hiện nay, các cơ sở giáo dục công lập thực hiện thu học phí theo quy định tại Nghị định số 86 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến hết năm học 2020 - 2021 (Nghị định số 86).

Nghị định này đã quy định rõ khung, mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư và cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư, mức tăng học phí bình quân 10%/năm.

Các cơ sở GDĐHCL thực hiện đổi mới thí điểm cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77 thì thực hiện theo Đề án thí điểm cơ chế hoạt động được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho từng cơ sở giáo dục ĐH.

Tất cả các cơ sở giáo dục phải công bố công khai chi phí đào tạo, mức thu học phí và khoản thu dịch vụ khác cho cả lộ trình, khóa học, từng năm học cùng với thông báo tuyển sinh và trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Phương Linh (tổng hợp)

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu