Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn mạo danh cán bộ nhà nước để lừa đảo
(THPL) - Bộ Công an mới đây đã phát đi cảnh báo thủ đoạn lừa đảo giả danh, mạo danh công an, VKS, thanh tra, tòa án, bưu điện... để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Tin liên quan
- Tổng cục Hải quan cảnh báo chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
Sàn TMĐT cần có trách nhiệm trong ngăn chặn hàng giả, hàng nhập lậu
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng
Lực lượng QLTT phát hiện và xử lý hơn 41.700 vụ vi phạm trong 10 tháng
Vì sao UBND TP Sầm Sơn chưa thực hiện nghiêm bản án tòa đã tuyên?
» VinaPhone cảnh báo lừa đảo qua đầu số 1900xxxx
» Cẩn trọng với các cuộc gọi lừa đảo qua điện thoại cố định
» Cảnh báo: Công ty Thái Dương Xanh bán hàng lừa đảo qua điện thoại
Theo Bộ Công an, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian qua có chiều hướng gia tăng, với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, có xu hướng đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau. Có những vụ án mang tính chất lừa đảo xuyên quốc gia trên không gian mạng.
Lực lượng Công an đã và đang tập trung triệt phá các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, triển khai đồng bộ nhiều biện pháp góp phần giữ an toàn, lành mạnh trên hệ thống mạng tại Việt Nam. Thế nhưng, sự chủ quan và thiếu cảnh giác, đề phòng của một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, đã khiến cho các đối tượng phạm tội có thể dễ dàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, cơ quan công an đã tiếp nhận 776 vụ, với số tiền bị lừa đảo lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Đặc biệt, thủ đoạn lừa đảo giả danh, mạo danh công an, VKS, thanh tra, tòa án, bưu điện... chiếm trên 65% số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Bộ Công an cảnh báo, các đối tượng lừa đảo qua điện thoại thường yêu cầu bị hại không được kể câu chuyện "đang bị điều tra" vừa trao đổi cho bất kỳ ai.
Bộ Công an cảnh báo, các đối tượng thường sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan công an, VKS để gọi cho nạn nhân giả danh, mạo danh cán bộ tư pháp thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án mà công an đang điều tra, đã có lệnh bắt của VKS... Các đối tượng yêu cầu nạn nhân kê khai tài sản, tiền mặt và số tiền đang gửi tại ngân hàng và đe dọa sẽ bắt tạm giam để điều tra. Sau đó, sẽ yêu cầu nạn nhân chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với vỏ bọc để xác minh, điều tra.
Một đặc điểm mà người dân có thể dễ dàng nhận biết là các đối tượng thường yêu cầu không được kể lại chuyện vừa trao đổi cho bất kỳ ai nhằm để nạn nhân không có đủ thời gian để kiểm tra thông tin, không trình báo với cơ quan công an.
Bộ Công an nêu rõ, khi làm việc, xác minh, điều tra với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp... cơ quan công an sẽ cử cán bộ đến làm việc trực tiếp hoặc có văn bản thông báo, triệu tập gửi đến chính quyền địa phương, địa chỉ công ty, thân nhân gia đình và người mà cơ quan công an muốn làm việc. Cơ quan công an tuyệt đối không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội (MXH).
Bộ Công an khuyến cáo, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước và các cơ quan tư pháp, tiến hành tố tụng hình sự, để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại hoặc giả danh nhân viên ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm, thanh tra, hải quan... yêu cầu nhận tiền, quà bưu phẩm có giá trị lớn hoặc đóng các khoản phí, trả các khoản nợ không xác định.
Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ, số tài khoản, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết. Với những tin nhắn vay tiền, nhờ mua thẻ điện thoại, yêu cầu chuyển tiền để xác minh tài khoản, nhờ tài khoản ngân hàng để nhận tiền từ nước ngoài trên các trang MXH... thì cần đặc biệt cảnh giác. Lập tức liên hệ hoặc gọi điện thoại nói chuyện trực tiếp với người đó để kiểm tra thông tin.
Bên cạnh đó, cần thường xuyên thay đổi mật khẩu hoặc tăng tính năng bảo mật quyền riêng tư trên các tài khoản MXH; cũng như không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên các trang MXH. Không chia sẻ số tài khoản ngân hàng trên mạng xã hội; nếu cần có tài khoản ngân hàng công khai để giao dịch mua bán trên không gian mạng, thì tiền trong tài khoản đó cần giữ ở mức thấp nhất..
Người dân cần bình tĩnh, không lo sợ khi nhận được các cuộc điện thoại có dấu hiệu như trên và liên hệ với người thân, bạn bè để được tư vấn. Báo ngay cơ quan công an gần nhất hoặc tra cứu địa chỉ tố giác tội phạm trên Chuyên mục “Hướng dẫn tố giác tội phạm” của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an (địa chỉ http://bocongan.gov.vn hoặc http://mps.gov.vn) khi nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.
Theo Bộ Công an, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian qua có chiều hướng gia tăng, với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, có xu hướng đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau. Có những vụ án mang tính chất lừa đảo xuyên quốc gia trên không gian mạng.
Lực lượng Công an đã và đang tập trung triệt phá các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng, triển khai đồng bộ nhiều biện pháp góp phần giữ an toàn, lành mạnh trên hệ thống mạng tại Việt Nam. Thế nhưng, sự chủ quan và thiếu cảnh giác, đề phòng của một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, đã khiến cho các đối tượng phạm tội có thể dễ dàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, cơ quan công an đã tiếp nhận 776 vụ, với số tiền bị lừa đảo lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Đặc biệt, thủ đoạn lừa đảo giả danh, mạo danh công an, VKS, thanh tra, tòa án, bưu điện... chiếm trên 65% số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.
Thảo Nguyên
Tin khác
-
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
-
Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
-
Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
-
Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
-
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
-
Hà Nội: Phạt hành chính 10 cơ sở y dược vi phạm quy định
Mạng xã hội đầu tiên về bất động sản - Home Today chính thức ra mắt
(THPL) - Ngày 21/11/2024, mạng xã hội Home Today chính thức ra mắt, đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực bất động sản, kiến trúc - xây...22/11/2024 16:10:00Sở Công Thương Hà Nội: mở rộng kết nối giao thương lĩnh vực khuyến công
(THPL) - Với mục tiêu nâng cao hiệu quả trong hỗ trợ phát triển làng nghề và công nghiệp nông thôn (CNNT), đồng hành cùng doanh nghiệp, cơ sở...22/11/2024 14:57:22Hồ Ngọc Hà: 'Fan là động lực lớn nhất để tôi có thể tiếp tục duy trì làm nghề'
Ca sĩ Hồ Ngọc Hà tiết lộ bản thân cũng như nhiều nghệ sĩ khác cũng có lúc bị bế tắc, bị bí ý tưởng.22/11/2024 14:54:29Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
(THPL) - Dịp cuối năm, nhằm đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp tăng tốc sản xuất kinh doanh, Nam A Bank triển khai hàng loạt giải pháp tín...22/11/2024 14:51:09
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt