Bất thường trong gói thầu mua sắm tại Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn
(THPL) – Giá trúng thầu nhiều mã hàng hóa của gói thầu được “mông má”, có trang thiết bị nâng giá gần 2 lần so với giá thị trường. Đó chính là nghi vấn về sự thiếu minh bạch trong công tác đấu thầu gói thầu mua sắm trang thiết bị giáo dục do Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn làm chủ đầu tư.
Tin liên quan
- Xóa nám, trẻ hóa da “thần tốc” với Meso Extra không kim - Làm đẹp chuẩn Y khoa
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
Bí quyết chinh phục kỳ thi IELTS cùng The IELTS Workshop
Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng bệnh viện
Nam A Bank chung tay vun trồng cây xanh và tri ân Nhà giáo Việt Nam
» Hà Nội: UBND huyện Thường Tín có “ưu ái” cho Công ty Trung Sơn trong đấu thầu và thi công nhiều gói thầu?
» Agribank CN Hải Dương: Làm chủ đầu tư hàng hóa gói thầu có dấu hiệu cao hơn ngoài thị trường?
» Khởi công 3 gói thầu cao tốc Bắc-Nam đoạn Mai Sơn-QL45
Giá trang thiết bị “nhảy nhót”
Trang thiết bị phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập trong các nhà trường là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện “học đi đôi với hành”, khắc phục tối đa tình trạng “dạy chay, học chay”, từng bước đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục.
Những năm qua, việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện các gói thầu về mua sắm trang thiết bị dạy học cho các nhà trường được căn cứ theo quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, việc mua sắm trang thiết bị trường học được thực hiện như thế nào? Có bảo đảm đúng các quy định hay không?
Để làm rõ vấn đề này, vừa qua, PV đã khảo sát, tìm hiểu công tác đấu thầu trang thiết bị phục vụ giảng dạy tại một số địa phương và nhận thấy có nhiều vấn đề còn tồn tại, đặc biệt là những dấu hiệu bất minh về giá trang thiết bị.
Trước tiên, gói thầu được nhấn mạnh trong nghi vấn bất minh về quá trình đấu thầu là gói thầu “Mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 năm học 2020 - 2021 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” (Số TBMT: 20200889981-02; mở thầu lúc 14:00 ngày 21/09/2020; giá trị gói thầu là hơn 24,5 tỷ đồng).
Người ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu này chính là ông Trần Quốc Tuấn, Q. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn.
Đơn vị trúng thầu là Liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất Phú Tài và Công ty TNHH Thiết bị giáo dục và Đồ chơi Việt Dũng).
Công ty Cổ phần Xây dựng và Sản xuất Phú Tài hiện đăng ký địa chỉ tại số Đội 12, thôn Ngọc Lâm, xã Tân Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương; người đại diện pháp luật theo đăng ký là ông Trịnh Xuân Tiến.
Công ty TNHH Thiết bị giáo dục và Đồ chơi Việt Dũng hiện đăng ký địa chỉ tại số Số 189, tổ 20, Phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội; người đại diện pháp luật theo đăng ký là ông Lê Đức Việt.
Theo tìm hiểu được biết, từ năm 2016 đến nay, cả 2 công ty này đều tham gia và trúng những gói thầu mua sắm trang thiết bị giáo dục có giá trị nhỏ, chủ yếu là dưới 1 tỷ đồng. Chính vì thế, việc liên danh này trúng gói thầu trị giá 24,5 tỷ đồng thời gian qua khiến nhiều người đặt câu hỏi về năng lực kinh nghiệm, tiềm lực tài chính, doanh thu… Vấn đề này, chúng tôi sẽ chuyển tới độc giả trong bài viết khác.
Quay trở lại với gói thầu do Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn làm chủ đầu tư, theo phản ánh, đây là gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị khá lớn, tuy nhiên, nhiều danh mục hàng hóa có giá trúng thầu cao hơn nhiều so với giá thị trường. Đơn vị lập dự toán, đơn vị thẩm định giá có thể đã không làm hết trách nhiệm trong việc xác định hợp lý giá gói thầu so với giá thị trường…
Việc nâng giá tài sản mua sắm trong 2 gói thầu này có thể sẽ làm thất thoát hàng tỷ đồng tài sản của Nhà nước.
Xin được nêu một vài ví dụ điển hình tại gói thầu này: Thiết bị Keyboard (đàn phím điện tử)/ Model: CT-X5000 / Xuất xứ: Trung Quốc (Cấu hình chi tiết tại Chương V, E-HSMT) giá trúng thầu là 15.202.000 đồng nhưng giá cao nhất trên thị trường tại thời điểm đấu thầu chỉ khoảng 10.000.000 đồng.
Việc chênh lệnh giá của 255 thiết bị này có thể làm thất thoát hơn 1 tỷ đồng của Nhà nước.
Máy chiếu (projector)/ Model: NEC NP-VE303G/ Xuất xứ: Trung Quốc (Cấu hình chi tiết tại Chương V, E-HSMT) giá trúng thầu là 25.167.000 đồng nhưng giá cao nhất trên thị trường tại thời điểm đấu thầu chỉ khoảng 12.500.000 đồng.
Việc chênh lệnh giá của 257 thiết bị này có thể làm thất thoát hơn 3 tỷ đồng của Nhà nước.
Đây chỉ là một số những ví dụ trong rất nhiều danh mục hàng hóa của gói thầu trên.
Trên cơ sở những phản ánh này, PV đã tiến hành khảo sát giá tại các cơ sở phân phối thiết bị uy tín trên thị trường (giá PV khảo sát có tính cả thuế VAT, chi phí vận chuyển, vật tư phụ tùng kèm theo; hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng thiết bị…). Những đơn vị được tham gia khảo sát giá đều cung cấp đủ tài liệu chứng minh đáp ứng kỹ thuật của hàng hóa (các văn bản chứng minh nhà sản xuất đạt tiêu chuẩn; giấy phép bán hàng, giấy ủy quyền bán hàng của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối…)
Sau quá trình khảo sát giá, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, PV nhận thấy những phản ánh này là có căn cứ.
Cần xác minh làm rõ
Nếu nhìn qua thì thấy quy trình đấu thầu gói thầu có đặc thù kỹ thuật này là rất bài bản. Từ trình tự đấu thầu, đăng tải thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia đến nội dung các văn bản pháp lý liên quan đều cho thấy rằng gói thầu này đã được đấu thầu công khai, minh bạch. Tuy nhiên đi sâu vào tìm hiểu thì mới thấy ý nghĩa quan trọng nhất của của gói thầu này đã không đạt được khi giá thành trang thiết bị được cho đã bị “mông má” lên rất nhiều, dẫn đến việc tài sản của Nhà nước có thể bị thất thoát hàng tỷ đồng.
Để làm rõ những vấn đề này, PV đã đặt lịch làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn. Sau nhiều ngày chờ đợi, cho đến nay, PV vẫn chưa nhận được thông tin chính thức nào từ phía cơ quan này.
Điều quan trọng, câu hỏi mà dư luật đặt ra là: Liệu có những khuất tất gì đằng sau việc giá trang thiết bị trúng thầu bị đẩy lên cao hơn rất nhiều so với giá thị trường. Dù biết rằng hợp đồng giữa chủ đầu tư và đơn vị trúng thầu là thỏa thuận khung nhưng chủ đầu tư đã dựa trên những cơ sở nào để lập dự toán cho các gói thầu này? Việc khảo sát giá thực sự diễn ra như thế nào?
Để làm rõ nghi vấn có hay không việc bắt tay nâng giá gói thầu, giá gói thầu cao hơn so với giá ngoài thị trường, rất cần các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ, đặc biệt là xác định rõ vai trò, trách nhiệm (nếu có) của Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn.
Những nội dung này Thương hiệu và Pháp luật sẽ chuyển tải tới độc giả trong kỳ tiếp.
Kim Sinh
Hà Nội: UBND huyện Thường Tín có “ưu ái” cho Công ty Trung Sơn trong đấu thầu và thi công nhiều gói thầu?
Agribank CN Hải Dương: Làm chủ đầu tư hàng hóa gói thầu có dấu hiệu cao hơn ngoài thị trường?
Khởi công 3 gói thầu cao tốc Bắc-Nam đoạn Mai Sơn-QL45
Quảng Ninh: Gộp chung các gói thầu y tế có gây khó cho các đơn vị ứng thầu
Tin khác
-
Dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên sẽ vận hành thương mại từ 22/12
-
Giá vàng và ngoại tệ ngày 22/11: Vàng tăng tiếp, USD lên mốc 107
-
Tổ hợp căn hộ sở hữu tiện ích cao cấp nhất Linh Đàm đón khách nườm nượp, vì sao?
-
TP. Thanh Hóa với phong trào toàn dân không ma túy
-
Thanh Hóa: Phê duyệt đồ án quy hoạch đô thị Hói Đào, huyện Nga Sơn
-
Dự báo thời tiết ngày 22/11: Bắc Bộ nắng hanh, lạnh về đêm và sáng sớm
Hà Tĩnh: Bảo tàng Hoa Cương đón nhận bằng Kỷ lục Việt Nam
(THPL) - Chiều ngày 20/11/2024, Bảo tàng Hoa Cương, xã Bình An, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã long trọng tổ chức đón nhận bằng tôn vinh các...21/11/2024 23:45:18Đảm bảo cung ứng hàng hóa, bình ổn giá dịp Tết 2025
(THPL) - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị sản xuất hàng phục vụ tiêu dùng Tết có kế hoạch phù hợp để hạn chế tối đa...22/11/2024 08:19:40Thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sunbay Ninh Thuận
Nợ thuế kéo dài, ông Nguyễn Đức Chi - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sun bay Ninh Thuận bị Cục thuế tỉnh Ninh Thuận đề nghị tạm hoãn xuất...21/11/2024 21:01:59THACO đồng hành cùng Lễ hội quốc tế Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo lần thứ I năm 2024
(THPL) - Từ ngày 15 – 17/11, tại TP. Thủ Đức (TP.HCM) diễn ra Lễ hội quốc tế Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo lần thứ I năm 2024 – Thu...15/11/2024 15:05:00
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
(THPL) - Ngày 19/11/2024, Vingroup được vinh danh là 1 trong 10 "Nơi làm việc Tốt nhất Việt Nam" năm 2024, do mạng Cộng đồng nghề nghiệp Anphabe công bố. Đặc biệt, Vingroup tiếp tục giữ vững ngôi vị hàng đầu "Nơi làm việc Tốt nhất theo ngành” trong các lĩnh vực trọng điểm gồm: Ô tô, Bất động sản, Giáo dục, Y tế và Nghỉ dưỡng. - Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt
- BIDV nhận giải thưởng “Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất – Nhóm ngành...
vương quang Hạnh
Giá gói thầu thiết bị đã được đơn vị tư vấn thẩm định giá, nếu có bị thổi giá thì Đơn vị tư vấn chịu trách nhiệm trước pháp luật.