06:51 ngày 19/01/2025 | HOTLINE : 0983.88.33.66 | Email: bbt.thpl199@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 090.1111.388
DÒNG SỰ KIỆN

Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ: Vượt lên thách thức, khẳng định vị thế phát triển kinh tế

12:35 24/06/2023

(THPL) - Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ tiếp tục khẳng định vai trò đồng hành cùng nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Sát cánh cùng với khách hàng phát triển kinh tế, sẻ chia khó khăn khi rủi ro, Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ nỗ lực không ngừng để nâng cao chất lượng hoạt động, khẳng định vị thế của ngân hàng hàng đầu về cung ứng tín dụng cũng như các dịch vụ tiện ích cho nền kinh tế.

Với sứ mệnh phục vụ “Tam nông”, trong suốt chiều dài phát triển của mình, Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ (gọi tắt là Chi nhánh) luôn quan tâm, ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nông thôn và nông dân theo các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và Agribank. 

Cụ thể, thời gian gần đây, Chi nhánh đang triển khai cho vay theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ (sau này là Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 7/9/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 55) với nhiều cơ chế chính sách tạo thuận lợi như: Phương thức, quy trình thủ tục vay đơn giản; lãi suất ưu đãi; không áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay (tùy theo từng đối tượng); ưu tiên trong cơ cấu thời hạn trả nợ và cho vay mới.

Trụ sở Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ

Trong nhiều năm liền, cho vay nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm trên 80% trong tổng dư nợ của Chi nhánh (cao hơn nhiều so với tỷ lệ bình quân chung của cả tỉnh). Các chính sách tín dụng ưu đãi này đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại các địa phương, hỗ trợ việc đổi mới công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản, khuyến khích thu hút doanh nghiệp liên kết người dân để sản xuất theo chuỗi giá trị.

Để tăng cường khả năng tiếp cận người dân ở khu vực nông thôn, Chi nhánh mở rộng và đẩy mạnh cho vay thông qua Tổ vay vốn, chủ động và phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương, các tổ chức Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh từ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, ký kết thoả thuận liên ngành để triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi. 

Cách làm này góp phần giảm áp lực công việc cho cán bộ tín dụng, tiết kiệm thời gian tiền bạc cho khách hàng vay, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của Agribank trên thị trường nông nghiệp, nông thôn. Nhờ tiếp cận được nguồn tín dụng ưu đãi của Agribank, cùng với sự hỗ trợ hướng dẫn của ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương, người nông dân được trang bị kỹ năng tổ chức, quản lý sản xuất, học tập và chuyển giao kỹ thuật khoa học giúp họ sử dụng vốn vay có hiệu quả, góp phần để khu vực nông thôn “thay da, đổi thịt” từng ngày. Vững vàng một thương hiệu hàng đầu.

Ban lãnh đạo Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ cùng tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng

Để khẳng định vị thế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Chi nhánh luôn chú trọng kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chi nhánh ưu tiên, bố trí cán bộ tham gia các lớp đào tạo tập huấn nghiệp vụ do Agribank và các đơn vị ngoài ngành tổ chức; chủ động tự tổ chức đào tạo cập nhật cơ chế, chính sách, quy chế, quy trình, kỹ năng mềm, nâng cao tác phong giao dịch và các kiến thức bổ trợ khác liên quan đến nghiệp vụ, ... cho toàn thể cán bộ. 
Thời gian tới, khi trở lại nhịp sống bình thường, kinh tế hồi phục, Chi nhánh sẽ có nhiều cơ hội để phát triển nhưng thách thức cũng không hề nhỏ, đặc biệt cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động làm thay đổi hoạt động của ngân hàng truyền thống. Để duy trì và khẳng định vị thế, Chi nhánh sẽ tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, phát triển các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, tăng tiện ích, tiết kiệm thời gian đi lại cho khách hàng trong giao dịch ngân hàng. 

Để đạt được các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, bên cạnh nỗ lực của Chi nhánh, lãnh đạo đơn vị rất mong UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ngành, các địa phương tiếp tạo điều kiện thuận lợi để Chi nhánh triển khai đầu tư vốn cho vay phát triển kinh tế, xã hội được an toàn, thuận lợi như: cho phép các ngân hàng được kết nối cơ sở dữ liệu của tỉnh về quản lý đất đai, phương tiện vận tải, quản lý dân cư, hộ tịch, hộ khẩu, giao dịch bảo đảm; kết nối, chia sẻ dữ liệu về quản lý đất đai, phương tiện vận tải, quản lý dân cư, hộ tịch, hộ khẩu, giao dịch bảo đảm… với cơ sở dữ liệu công chứng bảo đảm kết nối liên thông, tạo thuận tiện cho công tác tra cứu, xác minh thông tin về tài sản, giấy tờ tài sản; xem xét áp dụng cơ chế đặc thù đối với hệ số rủi ro của các khoản cho vay không có bảo đảm bằng tài sản trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo chính sách của Chính phủ...

PV

Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu