14 hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị về định mức chi phí tái chế
(THPL) – Tại văn bản góp ý, 14 hiệp hội doanh nghiệp đề nghị các Bộ trưởng xem xét, tháo gỡ hai vướng mắc lớn về Dự thảo định mức chi phí tái chế (Fs) trong triển khai thực hiện đóng góp tái chế (EPR).
Tin liên quan
- Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
Sau 10 tháng, PNJ ghi nhận doanh thu hơn 32.000 tỷ
Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cuối năm
Giá vàng và ngoại tệ ngày 22/11: Vàng tăng tiếp, USD lên mốc 107
BIDV hợp tác toàn diện với Đại Dũng Corp triển khai các dự án xanh
Nhằm góp ý xây dựng Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu (Dự thảo định mức chi phí tái chế Fs) và kiến nghị để thực thi tái chế hiệu quả. Ngày 18/8, 14 hiệp hội doanh nghiệp đại diện cho nhiều ngành kinh tế chủ chốt của Việt Nam như: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, Hiệp hội sữa Việt Nam, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Hiệp hội Chè Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Việt Nam,… tiếp tục có kiến nghị về các vướng mắc tại Dự thảo.
Theo đó, tại văn bản góp ý, các Hiệp hội cho biết, luôn ủng hộ Chính phủ trong các nỗ lực bảo vệ môi trường, cũng như đẩy mạnh việc tái chế sản phẩm, bao bì để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Để thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu tái chế sản phẩm, bao bì thải bỏ (EPR) có hiệu lực từ 01/01/2024 theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP, các Hiệp hội đã rất tích cực tham gia các hội thảo và có nhiều góp ý chi tiết để giúp Vụ Pháp chế, Bộ Tài Nguyên và Môi trường xây dựng Dự thảo định mức chi phí tái chế Fs, cũng như đề xuất các giải pháp để thực thi EPR được hiệu quả, hài hòa giữa mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất - kinh doanh.
Tuy nhiên, theo các Hiệp hội, tại Dự thảo vẫn tồn những vướng mắc lớn cần được tháo gỡ, nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ trong Công điện 470/CĐ-TTg ngày 26/5/2023 “các Bộ trưởng… tập trung chỉ đạo quyết liệt, hiệu quả, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân”, Nghị quyết 105/NQ-CP của Chính Phủ ngày 15/7/2023 “tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, hỗ trợ dòng tiền” và chỉ đạo của Bộ Chính Trị ngày 21/7/2023 “tập trung hỗ trợ người dân, doanh nghiệp giảm áp lực chi phí, thúc đẩy sản xuất”.
Cụ thể, tại dự thảo, một số Fs cao hơn cả mức Fs trung bình của 14 nước Tây Âu là các nước rất phát triển và có chi phí đắt đỏ, như Fs dự thảo của nhôm cao gấp 1,26 lần, của thủy tinh cao hơn 2,12 lần… Nguyên nhân chính của dự thảo Fs cao bất hợp lý là do chưa áp dụng kinh tế tuần hoàn để tính Fs khi chưa trừ đi giá trị thu hồi được.
Chỉ riêng 3 loại bao bì giấy, nhựa và kim loại, phí tái chế phải nộp ước tính là 6.127 tỷ đồng/năm. Trong đó, hơn 50% phí tái chế phải nộp (khoảng 3.064 tỷ đồng/năm) là để hỗ trợ tái chế bao bì giá trị cao như bao bì kim loại, giấy carton… Trong khi đó, nhà tái chế chính thức đang có lãi lớn mà chưa cần hỗ trợ.
Các hiệp hội nhận định, nếu định mức này được ban hành sẽ ảnh hưởng lớn tới "sức khoẻ" doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Từ đó, các hiệp hội đề xuất điều chỉnh Fs hợp lý hơn, căn cứ vào nghiên cứu của Liên minh Tái chế Việt Nam PRO, thực tiễn tái chế của Việt Nam và mức phí tái chế trung bình thị trường.
“Với đề xuất này, ước tính phí tái chế 3 loại bao bì giấy, nhựa và kim loại là 3.146 tỷ đồng. Cộng thêm với phí tái chế các loại bao bì, sản phẩm thải bỏ khác, quỹ EPR sẽ có nhiều ngàn tỷ đồng để hỗ trợ các nhà tái chế. Đây là một cố gắng đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn hiện nay, hài hòa được cả 2 mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất - kinh doanh”, các Hiệp hội viện dẫn.
Cũng liên quan đến định mức chi phí tái chế Fs, các Hiệp hội còn kiến nghị: Áp dụng hệ số 0,1 cho các vật liệu có giá trị vật liệu thu hồi được cao hơn chi phí tái chế, bao gồm bao bì kim loại, bao bì giấy, để hỗ trợ việc thu gom sản phẩm, bao bì ở các vùng sâu, vùng xa....; Áp dụng hệ số 0,15 – 0,19 cho phương tiện giao thông; Cho các Hiệp hội sản xuất - kinh doanh được tham gia vào xây dựng Fs, thay vì chỉ có các doanh nghiệp tái chế được tham gia như hiện nay.
Cùng với các vấn đề đã nêu trên, để triển khai hiệu quả chính sách EPR ở Việt Nam hiệu quả, các Hiệp hội kiến nghị:
Thay đổi cách nộp đóng góp tái chế từ tạm ứng trước vào đầu năm 2024 sang quyết toán theo số lượng thực tế khi kết thúc năm (tức nộp vào 4/2025), để doanh nghiệp vẫn thực hiện đầy đủ trách nhiệm với môi trường mà giảm được khó khăn, giống với cách nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là nộp vào đầu kỳ sau;
Cho phép các doanh nghiệp thực hiện kết hợp cả hình thức tự tái chế và nộp tiền hỗ trợ tái chế trong cùng năm cho cùng một loại bao bì, sản phẩm thải bỏ, thay vì bắt buộc chọn một trong 2 hình thức;
Áp dụng hệ số điều chỉnh Fs bằng 0 đối với phần bao bì đã sử dụng vật liệu tái chế ở Việt Nam, và hệ số điều chỉnh Fs bằng 0,5 đối với các loại vật liệu thân thiện với môi trường.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên các Hiệp hội doanh nghiệp có văn bản góp ý về vấn đề này gửi Ban soạn thảo, các cơ quan quản lý, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về những vướng mắc, bất cập nêu trên tại Dự thảo định mức chi phí tái chế Fs, thế nhưng, cho đến nay, các quy định này vẫn chưa được tiếp thu, chỉnh lý phù hợp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây khó, tạo gánh nặng cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp nếu được thông qua.
Trước đó, hồi cuối tháng 6 và cuối tháng 7 vừa qua, nhiều vấn đề nêu trên cũng đã được đại diện một số hiệp hội, ngành hàng đề cập tới tại 2 hội thảo cùng về nội dung góp ý vào dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì và chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu.
Thanh Mai (t/h)
Tin khác
-
Những doanh nghiệp đầu tiên tại TPHCM “hé lộ” khoản thưởng Tết Nguyên đán
-
Vĩnh Long: Luồng sinh khí mới cho làng nghề gạch gốm Mang Thít
-
Nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng qua
-
RCEP: Động lực mới thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam vươn xa
-
Đêm hội ánh sáng Diwali Night 2024 tại Hà Nội
-
Phát động phong trào “Tết nhân ái - Xuân Ất Tỵ 2025” và chiến dịch “Triệu bước chân nhân ái - Tiếp nối trang sử vàng”
Đội tuyển bóng đá Việt Nam lên đường sang Hàn Quốc tập huấn, chuẩn bị cho giải AFF Cup 2024
(THPL) - Rạng sáng ngày 23/11, đội tuyển Bóng đá Việt Nam đã lên đường sang Hàn Quốc để bắt đầu chuyến tập huấn nhằm chuẩn bị cho AFF...23/11/2024 19:01:33Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
(THPL) - Trong mùa lễ hội của những tháng cuối năm để chào đón năm mới sắp đến, du khách tại TP. Thủ Đức, TP. HCM không thể bỏ lỡ sự...23/11/2024 15:18:38Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
(THPL) - Theo lãnh đạo Cảng hàng không Quốc tế Đà Nẵng, trong năm 2025 sẽ triển khai 3 dự án trọng điểm là xây dựng nhà ga hàng hóa, xây dựng...23/11/2024 15:16:53Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
(THPL) - Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo 5% tấm hôm nay tăng...23/11/2024 15:03:49
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt