10 xu hướng của thương mại điện tử năm 2023 và tương lai
(THPL) - Thương mại điện tử và kinh tế số đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, bán hàng đa kênh; thương mại di động; bán hàng qua livestream, mạng xã hội; thương mại xuyên biên giới đang là những xu hướng chính của thương mại điện tử.
Tin liên quan
- Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
Sẽ định danh người bán trên sàn thương mại điện tử qua VneID
TECNO ra mắt điện thoại SPARK 30 Pro Transformers với khả năng chụp ảnh vượt trội
MSI công bố loạt laptop mới trang bị NVIDIA GeForce RTX 50 Series tại CES 2025
Intel khẳng định vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực AI PC và điện toán vùng biên tại CES 2025
» Việt Nam hướng tới thương mại điện tử xanh, phát triển bền vững
» Xuất khẩu thương mại điện tử của Việt Nam có thể cán mốc 300.000 tỷ đồng
» Việt Nam còn nhiều dư địa xuất khẩu hàng hoá qua sàn thương mại điện tử
Theo Báo cáo e-Conomy SEA 2023 của Google, Temasek và Bain & Company về nền kinh tế số của Đông Nam Á năm 2023 (công bố hồi đầu tháng 11/2023) cho thấy, Việt Nam đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á về quy mô nền kinh tế số với tổng giá trị hàng hóa khoảng 30 tỷ USD. Con số này dự báo sẽ tăng đến 43 tỷ USD vào năm 2025. Trong đó, thương mại điện tử đang chiếm vai trò chủ lực tạo ra giá trị kinh tế số năm 2023 với 16/30 tỷ USD. Và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng hai con số trong những năm tới.
Theo bà Đoàn Ngọc Lan – Phụ trách Ekip – Trung tâm Phát triển thương mại điện tử - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương chia sẻ, có 10 xu hướng chính của thương mại điện tử năm 2023 và những năm tới. Cụ thể:
Bán hàng đa kênh duy trì vị trí đứng đầu trong xu hướng thương mại điện tử năm 2023. Khảo sát cho thấy có khoảng 56% khách hàng sử dụng smartphone nghiên cứu về sản phẩm khi đang ở trong cửa hàng bán lẻ. Bên cạnh đó, 75% người dùng sử dụng nhiều kênh khác nhau như website, mạng xã hội, cửa hàng…để mua sắm. Và khoảng 73% tiếp cận đa kênh trong suốt hành trình trải nghiệm.
Bán hàng đa kênh là xu hướng chủ đạo trong năm 2023 và được sự báo tiếp tục là xu hướng dẫn đầu trong những năm tới.
Thương mại di động. Xu hướng mua hàng qua kênh smartphone đang ngày càng chiếm ưu thế. Hiện có tới 88% phương tiện truy cập Internet của người dân là điện thoại di động; 47% lượng người dùng mua hàng thông qua các ứng dụng mua sắm trên thiết bị di động.
Thương mại điện tử qua mạng xã hội (social commerce – bán hàng qua mạng xã hội) là xu hướng thương mại điện tử tại Việt Nam năm 2023 và là cũng là xu hướng chung tại nhiều nước trên thế giới. Theo Statista, doanh số thương mại xã hội toàn cầu đạt 992 tỷ USD năm 2022 và dự đoán sẽ đạt gần 3.000 tỷ USD vào năm 2026. Thương mại điện tử qua mạng xã hội đang là “hot trend” trong năm 2023, và kéo sang những năm tới.
Thương mại điện tử xuyên biên giới (CBE). Thương mại điện tử xuyên biên giới bùng nổ trong khoảng 05 năm trở lại đây với lợi thế xóa mờ khoảng cách địa lý và việc ngày càng hoàn thiện của hệ thống giao nhận. Đây cũng sẽ là xu hướng tiếp tục được dự báo sẽ tăng trưởng tốt trong những năm tới. Theo công bố của Amazon Global Selling Việt Nam, năm 2022, đã có gần 10 triệu sản phẩm hàng Việt bán trên sàn thương mại điện tử này, tăng hơn 35% so với cùng kỳ 2021.
Xu hướng bán hàng kết hợp giải trí (Shoppertainment gồm Live Selling: Bán hàng livestream; shoppable Video: Mua sắm trực tuyến tại video; trò chơi điện tử ứng dụng hóa). Shoppertainment đang là kênh khá phát triển không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới. Đại diện bán hàng những nền tảng này là KOLs, KOC (người có ảnh hưởng, người nổi tiếng). Xu hướng bán hàng này cũng đang chứng kiến sự canh tranh của nhiều KOLs trong nước với các KOLs nước ngoài (chủ yếu là Trung Quốc) trong bán hàng cho người tiêu dùng Việt.
Công nghệ AI (Chatbots, cá nhân hóa chiến dịch quảng cáo bằng cách thu thập dữ liệu khách hàng và đề xuất, dự đoán hành vi mua; chat GPT; Copy.ai; …). Một số số liệu cho thấy xu hướng thương mại điện tử sử dụng công nghệ AI đang ngày càng tăng như: Theo Oracle có tới 78% các thương hiệu đã sử dụng AI cho website thương mại điện tử; theo McKinsey, 79% chủ doanh nghiệp thương mại điện tử thừa nhận kết hợp AI với marketing và bán hàng giúp tăng doanh thu của công ty; Business Solution thống kê chi phí sử dụng AI Chatbots cho chăm sóc khách hàng giảm 30%; và theo Invesp, 37% người dùng nhấp vào đề xuất thương mại điện tử do AI điều khiển trong lần đầu ghé thăm website, đã quay lại vào ngày hôm sau.
Mua sắm trực tuyến, nhận tại cửa hàng (Buy Online Pick-up In Store – BOPIS). Đây là một trong những xu hướng mua sắm có những bùng nổ trong năm 2023 và được sự báo sẽ bùng nổ trong những năm tới. Ưu điểm của xu hướng này là khách hàng có thể đặt hàng nhanh chóng và được kiểm chứng chất lượng sản phẩm trực tiếp khi lấy hàng. Để khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn xu hướng này, nhiều thương hiệu, cửa hàng đã có những chương trình khuyến mại như khi mua hàng trực tuyến đến lấy hàng trực tiếp sẽ có những voucher, giảm giá….
UGC – USER Generated Content (người dùng tạo nội dung - Người mua hàng chia sẻ để tăng niềm tin với nhãn hàng) cũng đang trở thành một xu hướng của thương mại điện tử. Xu hướng này thể hiện qua những comment, chia sẻ trải nghiệm của chính người đã mua sản phẩm. Để có thể phát triển xu hướng này, người bán phải khuyến khích người tiêu dùng đã mua sản phẩm phản hồi về sản phẩm thông qua việc tặng quà, khuyến mại. Kết quả khảo sát cho thấy, 92% khách hàng tin vào nội dung người thân và bạn bè chia sẻ hơn là nội dung do thương hiệu tạo ra; 53% khách hàng thuộc thế hệ gen Y cho biết UGC ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ.
Ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR/AR) tăng tương tác với người tiêu dùng và xu hướng DTC (Ditect to Consumer) - doanh nghiệp trực tiếp bán sản phẩm đến khách hàng thông qua những cửa hàng chính hãng, website, fanpage, các trang thương mại điện tử mà không thông qua bất kỳ trung gian phân phối nào cả.
Theo bà Lan, DTC cũng đang là xu hướng rất mạnh hiện nay và được dự báo cũng sẽ là xu hướng nổi bật của thương mại điện tử năm 2024. Và để làm được hình thức này thì đòi hỏi đơn vị bán hàng phải có nguồn lực rất mạnh.
Thống kê cho thấy, hiện có 44% doanh nghiệp có sở hữu website thương mại điện tử; 80% website thương mại điện tử có tính năng tương tác trực tuyến (1/2 trong số đó có chatbox); 22% doanh nghiệp có website phiên bản di động; 22% doanh nghiệp sở hữu ứng dụng di động.
Hai tháng cuối năm là thời điểm "vàng" cho doanh nghiệp, nhà bán hàng, sàn thương mại điện tử tăng trưởng doanh thu, phục hồi kinh tế nhờ nhu cầu mua sắm tăng cao. Theo đó, các sàn thương mại điện tử trong nước như Lazada, shopee, tiki… đã rầm rộ tung các chương trình ưu đãi cho đợt siêu giảm giá cho những ngày lễ cuối năm.
Đơn cử như sự kiện khuyến mãi ngày độc thân 11/11 vừa qua. Trên các sàn thương mại điện tử có hàng nghìn thương hiệu lớn, nhỏ thuộc các ngành hàng như: thời trang, túi xách, vali, giày dép, mỹ phẩm, nước hoa, đồng hồ, trang sức, phụ kiện… cùng tham gia chương trình khuyến mãi, giảm giá lên đến 50%.
Bên cạnh ưu đãi từ các doanh nghiệp, theo các chuyên gia, để thương mại điện tử thực sự bứt tốc thì điều kiện tiên quyết là phải tạo dựng được niềm tin đối với người tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm vẫn luôn được cân nhắc nhằm đảm bảo sản phẩm xứng đáng với số tiền bỏ ra. Nếu giá rẻ mà sản phẩm không tương xứng sẽ bị người tiêu dùng quay lưng, các sàn thương mại điện tử buộc phải cân nhắc và có kiểm soát kỹ hơn chất lượng khuyến mãi.
Tú Linh (T/h)
Tin khác
-
Thanh Hóa: Khởi tố 2 đối tượng trốn thuế khai thác khoáng sản
-
Hà Nội phê duyệt đề án quản lý hệ thống camera giám sát tập trung
-
TPHCM: Cập nhật lịch chạy tàu Metro 1 dịp Tết Nguyên đán 2025
-
Tiktok với 170 triệu người dùng tại Mỹ có thể sắp ngừng hoạt động
-
Nghề trồng đào Nhật Tân được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
-
Giá xăng dầu ngày 18/1: Chuỗi tăng liên hoàn
Xử lý vi phạm giao thông: Khi nào xe máy sẽ bị tịch thu?
Tịch thu phương tiện là một trong các hình thức xử phạt đối với vi phạm giao thông đường bộ. Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, người tham gia...18/01/2025 09:34:51Tình trạng ô nhiễm không khí kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân
Trong thời gian gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí tại hai thành phố lớn nhất Việt Nam, Hà Nội và TP HCM, đã đạt mức báo động cao, liên...18/01/2025 09:33:13EVNNPC công bố kết quả sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025
(THPL) - Mới đây, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã có thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai...18/01/2025 08:52:51Ngành tiêu còn nhiều triển vọng tích cực trong năm 2025
(THPL) - Năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu được 250.600 tấn hồ tiêu các loại. Năm 2025, sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục giảm...17/01/2025 21:15:34
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Bản hòa ca Tết Việt chính thức ngân lên tại Home Hanoi Xuan 2025
(THPL) - Sáng ngày 16/1/2025, tại Mailand Hanoi City, Bắc An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 đã chính thức mở cửa, chào đón du khách thập phương đến tham quan và trải nghiệm không gian rực rỡ, đậm chất Tết cổ truyền Việt Nam. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình Ngoại giao văn hóa với chủ đề "Bản hòa ca Tết Việt," với sự tham gia của gần 150 đại biểu, các nữ đại sứ, phu nhân đại sứ, các nhà ngoại giao nữ… - Vinhomes Golden Avenue “chơi lớn” tặng cư dân và du khách gala âm nhạc...
- Chuyên gia lý giải nguyên nhân bộ đôi xe điện VinFast VF 3, VF 7 áp đảo các...
- Vì sao các thương hiệu và tỷ phú thế giới chọn Phú Quốc là điểm đến...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
VinUni nhận bằng khen của Bộ GD&ĐT vì những đóng góp xuất sắc
(THPL) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua. - Capella Hanoi và InterContinental Danang Sun Peninsula Resort lọt top những khách...
- LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10 nghìn tỷ
- BIDV - Top 10 “Sao Vàng Đất Việt” năm 2024