07:34 ngày 26/04/2024 | HOTLINE : 0911.344.555 | Email: bbt.thpl@gmail.com
Liên hệ quảng cáo: 0942.106.666

DÒNG SỰ KIỆN

Đông Nam Bộ: Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường

11:21 14/12/2017

(THPL) - Trong những năm gần đây, phát triển nền kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường được xem là chiến lược dài hạn, là vấn đề cấp bách tại Việt Nam nói chung và Đông Nam Bộ nói riêng.

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng nêu rõ: “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%”. Phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững là mục tiêu quan trọng hàng đầu của Đảng.

bảo vệ môi trường, chiến lược dài hạn
Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường.

Trong nhiều năm qua, các cấp chính quyền các tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ như: Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Dương… đã chủ trương thu hút đầu tư có chọn lọc. Nhà đầu tư phải mang lại sự thịnh vượng, đảm bảo các yêu cầu quy định về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, đến năm 2020, về cơ bản, các tỉnh Đông Nam Bộ phải chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính và có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả, bền vững. Ngoài ra cần phải kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống; duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.

môi trường
cần phải kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống; duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường.

Theo đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: “Chúng ta đã có các giải pháp chỉ đạo quyết liệt về bảo vệ môi trường nhưng vẫn phải đương đầu với nhiều vấn đề phức tạp. Chúng ta khuyến khích doanh nghiệp đầu tư làm ăn, nhưng vấn đề là có xâm hại môi trường, có đe dọa sự an toàn cho xã hội và người khác không? Doanh nghiệp nào không chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường thì phải đóng cửa. Chúng ta không cho phép làm giàu bằng sự xâm hại môi trường. Tỉnh phải kiên quyết xử lý, không nhân nhượng với các điểm nóng về môi trường, phải chấm dứt và dừng hoạt động ngay”.

Cũng theo ông Trần Đình Khoa, Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: "Ngoài các cơ sở chăn nuôi heo quy mô lớn, còn khoảng hơn 2.000 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên dưới 50 con trong khu dân cư rất khó xử lý ô nhiễm. Có một thực tế là ý thức bảo vệ môi trường của các chủ trang trại, người chăn nuôi heo chưa cao. Vì lợi nhuận trước mắt, họ không thực hiện đầy đủ các thủ tục về và quy định về bảo vệ môi trường. Có cơ sở đã từng bị kiểm tra, xử phạt và cho thời gian khắc phục từ năm 2013 nhưng đến năm 2016, khi tái kiểm tra vẫn tiếp tục vi phạm". 

Còn với Đồng Nai, tỉnh này đang đặt mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, xanh, sạch, đẹp, văn minh, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đi đôi với bảo trợ môi trường, tập trung ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm và nâng cao chất lượng môi trường. Theo đó, đến năm 2020, 100% khu công nghiệp hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường; 100% cơ sở sản xuất xây dựng mới phải có công nghệ tiên tiến xử lý các loại chất thải đạt quy chuẩn môi trường; thu gom và xử lý 100% chất thải nguy hại, chất thải y tế, chất thải rắn sinh hoạt đô thị, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại, chất thải nguy hại, trong đó, tỷ lệ chôn lấp không quá 15%.

Quan trắc nước thải khu công nghiệp
Quan trắc nước thải khu công nghiệp.

Riêng với Bình Dương, một trong những nền công nghiệp hàng đầu cả nước có nền kinh tế phát triển, năng động, toàn tỉnh có 28 khu công nghiệp và 8 cụm công nghiệp, với tổng diện tích khoảng 10.000ha. Trong đó có những khu công nghiệp tiêu biểu cho cả nước về xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, về tốc độ thu hút đầu tư, quản lý sản xuất và bảo vệ môi trường như VSIP 1, 2, Mỹ Phước, Đồng An, …

Trong thời gian tới, Bình Dương sẽ tiếp tục tập trung thực hiện một số giải pháp trọng tâm như: Tiếp tục quán triệt chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ, chỉ thị số 30/CT-UBND ngày 28/12/2016 của UBND tỉnh Bình Dương về việc đẩy mạnh thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 và triển khai thực hiện chỉ thị số 25/CT-TTg đến các ngành, các cấp, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh. 

Lãnh đạo Sở TN&MT Bình Dương nhận định: Với những kết quả đạt được như trên cho thấy Bình Dương đã chủ động hơn trong việc phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, kiểm soát được các hoạt động xả thải vào nguồn nước, cải thiện được chất lượng môi trường, đầu tư đồng bộ, hiệu quả các dự án về môi trường…, từ đó giải quyết kịp thời các bức xúc về môi trường tại địa phương.

TIN LIÊN QUAN
Bình luận

Bình luận

Tin khác

Quảng bá thương hiệu Việt

Tôn vinh thương hiệu toàn cầu