Xét xử đại án Oceanbank: Làm ăn thua lỗ, các bên tố nhau lừa đảo
(THPL) – Cả 3 bên đều thừa nhận việc Oceanbank cho Phạm Công Danh vay 500 tỷ qua Cty Trung Dung bằng tài sản của bà Phấn, nhưng cho rằng mình bị các bên lừa hoặc ép buộc.
Tin liên quan
- Ông Tập Cận Bình phá vỡ “truyền thống” khi đến Hong Kong
Nhân chứng Nguyễn Mai Phương có thể sẽ khởi kiện hoa hậu Phương Nga
43 trường THPT công lập của Hà Nội hạ điểm chuẩn vào lớp 10
Đức thông qua thỏa thuận bán thêm tàu ngầm hạt nhân cho Israel
Quy định mới về đăng kí kê khai giá sữa trẻ em dưới 6 tuổi
Hôm nay (1/3), TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên xét xử đại án tham nhũng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank). HĐXX tiến hành xét hỏi các bên liên quan về khoản 500 tỷ của Oceanbank cho Phạm Công Danh – nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây dựng vay, dẫn đến Oceanbank thiệt hại hơn 343 tỷ đồng.
Theo lời khai của cựu chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm, vì biết thực chất Phạm Công Danh là chủ Công ty Trung Dung, trong số tài sản đảm bảo vay tiền, Hà Văn Thắm không lo lắng về khoản tài sản đảm bảo của Công ty SGG, rủi ro nhất là 250 tỷ đồng vốn điều lệ tài sản của Công ty Trung Dung. Nhưng Thắm cho rằng vì Công ty Trung Dung có giá trị thương mại tốt khi có mặt bằng cho BigC thuê, có trung tâm tổ chức sự kiện, tiệc cưới và Thắm cho rằng Oceanbank có thể cho vay vì công ty này có giá trị thương mại lớn.
Ngoài ra, Phạm Công Danh cũng từng vay tiền tại Oceanbank nhiều lần và đều trả đủ nên Thắm đã đồng ý và ký Nghị quyết cho Công ty Trung Dung vay khi tài sản đảm bảo không đảm bảo.
Đối với khoản vay 500 tỷ đồng của Công ty Trung Dung, bị cáo Hà Văn Thắm lý giải, khi cho vay đã yêu cầu ký thỏa thuận 3 bên gồm ngân hàng OceanBank - ngân hàng Đại Tín - công ty Trung Dung và yêu cầu ngân hàng Đại Tín phải phong tỏa số tiền vay cho đến khi đầy đủ chứng từ gốc, nếu xảy ra sự việc phải chịu trách nhiệm.
Đồng thời bị cáo cho rằng khoản tiền 500 tỷ đồng thất thoát là do ngân hàng Đại Tín để công ty Trung Dung sử dụng không đúng mục đích.
“Trách nhiệm của Đại Tín phải phong tỏa số 500 tỷ đồng này... Sau đó 1 năm, bị cáo yêu cầu anh em kiểm tra thì Đại Tín nói tài khoản vẫn còn 500 tỷ đồng nhưng cáo trạng và kết luận điều tra thể hiện số tiền đó đã được giải ngân cách đó một năm rồi… Như vậy rõ ràng Đại Tín và Trung Dung đã lừa Oceanbank để lấy số tiền đó... Bị cáo nắm cổ phần lớn ở Oceanbank, không lý do gì bị cáo đi giúp khách hàng chiếm đoạt tài sản của Oceanbank” – bị cáo Thắm khai.
Đáp lại, ông Phạm Công Danh bác bỏ việc mình lừa đảo Thắm. Trả lời HĐXX, ông Danh nói mình làm doanh nghiệp xây dựng và từng đề nghị thành lập ngân hàng nhưng NHNN không cho. Lúc đó, Thắm giới thiệu Danh mua lại Đại Tín vì đó là ngân hàng rất kém, thanh khoản xấu…
Về 500 tỷ đồng Trung Dung vay Oceanbank, Danh cho biết đã chuyển toàn bộ vào tài khoản của Hứa Thị Phấn tại Ngân hàng Xây Dựng để cân đối thanh khoản và bà Phấn không được dùng.
“Tiền đó là tiền của tôi, tiền còn nguyên đó xin tòa rút ra để khắc phục hậu quả nếu tòa cho rằng đó là tiền phạm tội mà có” – ông Danh nói. Tuy nhiên, khi HĐXX hỏi tại sao 500 tỷ đồng của Oceanbank lại đi lòng vòng như vậy, ông này không trả lời được.
Trong khi đó, bà Hứa Thị Phấn – đại diện nhóm cổ đông Ngân hàng Đại Tín (tiền thân Ngân hàng Xây Dựng) không có mặt tại tòa mà ủy quyền cho bà Ngô Kim Lan trả lời các câu hỏi của tòa.
Bà Lan cho biết, tháng 2/2012, Hà Văn Thắm – nguyên Chủ tịch HĐQT Oceanbank có hợp đồng kinh tế mua 85% cổ phần Đại Tín từ nhóm bà Phấn. Để hợp đồng diễn ra nhanh gọn, Thắm có lời lẽ đe dọa về thân phận và hoạt động của Đại Tín. Vì vậy, bà Phấn chỉ đạo con cháu, cổ đông giao cổ phần cho Thắm.
Sau đó, Thắm không thực hiện nhưng có thư giới thiệu để nhân viên của Thắm vào Đại Tín, tuy nhiên, tình hình Đại Tín sau đó càng xấu đi. Tháng 6/2012, Thắm đưa Danh vào gặp bà Phấn nhằm mua lại cổ phần, tác động buộc bà Phấn đồng ý.
Sau đó, Danh cho người vào tiếp quản Đại Tín và nói với bà Phấn đang muốn vay Oceanbank một khoản tiền nhưng đất của Danh ở đường Tô Hiến Thành (TP.HCM) không thế chấp được. Vì vậy, Danh mượn bà Phấn tài sản trong 3 tháng để vay Oceanbank, nhưng hợp đồng mượn tài sản lại ghi thời gian không quá 1 năm và ngay khi ông Danh có đất ở đường Tô Hiến Thành phải mang vào thay đất của bà Phấn.
Bà Phấn nghĩ tài sản cho Danh mượn cũng chưa có tính thương mại ngoài thị trường nên an toàn cho gia đình và tin khi Danh hoàn thành thủ tục đất ở Tô Hiến Thành sẽ được hoán đổi nên đồng ý. Ngoài ra, để bà Phấn cho mượn, Thắm có lời lẽ đe dọa rất gay gắt. Nhóm bà Phấn cũng xin tòa cho nhận lại số tài sản cho ông Danh mượn.
Lan Anh (Tổng hợp)
Tin khác
-
Sắp diễn ra Lễ hội hoa hướng dương lớn nhất từ trước đến nay tại TP. HCM
-
Dự kiến triển khai 3 dự án trọng điểm tại sân bay Đà Nẵng
-
Gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đà tăng giá
-
Giải thưởng Loa Thành năm 2024 xướng tên 66 đồ án tiêu biểu
-
Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM nhận hồ sơ niêm yết hơn 66 triệu cổ phiếu PDV của PVT Logistics
-
Giá dầu thế giới tăng đạt mức cao nhất trong tuần qua
Nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh – Người nâng tầm văn hóa ẩm thực Việt Nam
(THPL) - Tôi từng có cơ hội biết tới nghệ nhân Hồ Đắc Thiếu Anh thông qua một chương trình về Tinh hoa ẩm thực được tổ chức tại tỉnh...23/11/2024 08:16:13Đạo diễn Phạm Hoàng Nam: “Tôi nhìn thấy một Bức Tường trẻ”
23/11/2024 08:14:25Bữa sáng Ruy băng trắng "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời"
THPL - Sáng 22/11, sự kiện truyền thông Bữa sáng Ruy băng trắng với chủ đề "Phụ nữ làm chủ kinh tế - làm chủ cuộc đời" đã thu hút gần...22/11/2024 21:52:00Thanh Hóa: Khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xúc phạm Quốc kỳ
(TH&PL)- Thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an huyện Cẩm Thủy đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng vì có hành vi "xúc...23/11/2024 08:13:38
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Quảng bá thương hiệu Việt
-
Người dùng tranh thủ cơ hội “đổi xe toàn dân” để lên đời xe điện VinFast
(THPL) - Chính sách “Thu cũ - Đổi mới” của VinFast và FGF đang kích thích nhu cầu đổi xe xăng cũ sang xe điện mới của người tiêu dùng Việt với tổng ưu đãi lên đến 553 triệu đồng. - BIC khai trương chi nhánh mới tại Thanh Hóa
- Xe điện VinFast thiết lập chuẩn mực mới cho thị trường ô tô Việt Nam
- Hành trình nghệ thuật Việt Nam thế kỷ 20 qua phiên đấu giá đặc biệt của...
Tôn vinh thương hiệu toàn cầu
-
Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” xướng tên Vietjet, FPT, Vingroup
(THPL) - Hãng hàng không Vietjet vừa được vinh danh trong top “Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024” tại lễ trao giải do Anphabe tổ chức và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) bảo trợ, diễn ra ngày 20/11. - Vingroup thuộc top 10 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- Vinamilk nhận loạt giải thưởng về quản trị và phát triển bền vững
- VINBIGDATA lọt top 10 thế giới về công nghệ nhận diện khuôn mặt